Lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra nhiều nguy biến, chớ xem thường!
Củ hành - "Dũng sĩ" diệt khuẩn có ngay trong căn bếp nhà bạn
Cách đối phó lẹo mắt ở trẻ nhỏ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Tác dụng có lợi của thuốc ciprofloxacin là gì?
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm quinolon, có phổ kháng khuẩn rộng và được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất đối với vi khuẩn.
Bởi vì, ciprofloxacin có khả năng ức chế men gyrase của vi khuẩn làm cho chúng không phát triển được (do ức chế men gyrase, ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng).
Ciprofloxacin tác dụng với hầu hết vi khuẩn gram âm (E.coli, Salmonella, Shigella vi khuẩn dịch hạch, vi khuẩn tả và kể cả vi khuẩn đa kháng thuốc như trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), đặc biệt tác dụng mạnh với não mô cầu (một cầu khuẩn gram âm gây bệnh màng não). Ngoài ra, thế mạnh của ciprofloxacin còn thể hiện ở chỗ, với một số thuốc kháng sinh (aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin penicilin ) bị vi khuẩn kháng lại nhưng ciprofloxacin vẫn có tác dụng.
Tuy vậy, ciprofloxacin chỉ nhạy cảm vừa với cầu khuẩn gram dương (tụ cầu, liên cầu, phế cầu), Mycoplasma, Chlamydia (vi khuẩn gây bệnh viêm phổi đường sinh dục, tiết niệu) và không có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn kỵ khí.
Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa Sau khi uống, nồng độ tối đa của ciprofloxacin trong máu xuất hiện sau 1 - 2 giờ với khả dụng sinh học tuyệt đối là 70 - 80% và được đào thải qua nước tiểu và phân. Ngoài ra, do thuốc được chuyển hóa ở gan cho nên chúng được bài xuất bởi mật qua tá tràng xuống ruột theo phân ra ngoài. Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.
Một số tác dụng không mong muốn của ciprofloxacin
Khi uống ciprofloxacin có thể gây rối loạn tiêu hóa đau bụng đầy hơi hoặc mất cảm giác ngon miệng, thậm chí gây buồn nôn nôn hoặc tiêu chảy Vì vậy, khi dùng ciprofloxacin nếu bị tiêu chảy trầm trọng và kéo dài (trong hoặc sau điều trị), phải đi khám bệnh ngay (vì triệu chứng này có thể che khuất một số bệnh đường tiêu hóa). Người bệnh sau khi dùng thuốc có thể thấy mệt mỏi chóng mặt nhức đầu mất ngủ kích động, run rẩy (do thuốc tác động ảnh hưởng hệ thần kinh). Hiếm hơn là lo âu trầm cảm ù tai rối loạn thị lực. Những tác dụng không mong muốn này thường xảy ra sau khi dùng liều đầu tiên. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là dị ứng thuốc (phản ứng quá mẫn), đặc biệt là sốc phản vệ (hầu hết các loại kháng sinh đều có nguy cơ này, không riêng gì ciprofloxacin, nhất là penicillin streptomycin,...). Trong những trường hợp phản ứng quá mẫn phải ngưng dùng ciprofloxacin ngay lập tức và cho người bệnh đi cấp cứu khẩn trương, không được chậm trễ.
Lạm dụng thuốc sẽ gây hậu quả xấu cho sức khỏe như thế nào?
Đối với phụ nữ mang thai nếu dùng ciprofloxacin trong suốt thời gian mang thai có thể gây nên ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi Với phụ nữ đang cho con bú, nếu dùng ciprofloxacin, thuốc sẽ được bài tiết qua sữa mẹ trẻ bú sữa mẹ có thể gây nên các tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ. Trong cả hai trường hợp này, cần được cân nhắc kỹ hay dùng thuốc khác thay thế hoặc ngưng cho trẻ bú mẹ. Những tác dụng phụ nguy hiểm này nếu người sử dụng không được hiểu biết, tự mua thuốc để chữa bệnh hoặc mua cho người nhà sử dụng sẽ hết sức nguy hiểm. Đối với trẻ đang phát triển (dưới 18 tuổi), không phân biệt nam hay nữ, không được dùng ciprofloxacin, bởi vì thuốc có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của sụn, khớp. Vì vậy, không được tự mua thuốc ciprofloxacin để dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú trẻ em thanh thiếu niên dưới 18 tuổi và phải dùng một cách thận trọng ở người cao tuổi (do có thể gây viêm dây thần kinh đau cơ đặc biệt là có thể làm đứt gót chân A-sin (Achill), do dây chằng ở người có tuổi vốn đã bị suy yếu.
Nếu lạm dùng liều cao (chủ yếu là loại uống) làm cho ciprofloxacin tiêu diệt các vi khuẩn có lợi của hệ đường ruột, sẽ mất cân bằng sinh thái vi khuẩn ở ruột gây loạn khuẩn đường ruột Hơn thế nữa là làm cho vi khuẩn kháng thuốc.
Ngoài ra, do thuốc có tác động đến hệ thần kinh nên được khuyến cáo là không dùng cho bệnh nhân động kinh hoặc có các thương tổn thần kinh trung ương khác (như giảm ngưỡng co giật tiền căn co giật giảm lưu lượng tuần hoàn não, thay đổi cấu trúc não hoặc đột quỵ). Người lái xe hoặc vận hành máy cũng được khuyến cáo là không nên dùng ciprofloxacin.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:05 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:03 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:05 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:04 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:06 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023