Nguy cơ sảy ra sảy thai, quái thai khi dùng thuốc chống nấm cho bà bầu
Thuốc dùng an toàn cho người có thai
Amphotericin B: dùng tiêm tĩnh mạch tiêm tủy sống đặt âm đạo đều không gây dị dạng cho thai. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra thiếu máu hạ kali máu suy thận cho cả mẹ và thai. Cần theo dõi chặt chẽ để xử lí kịp thời. Trường hợp nấm khu trú một chỗ (nấm âm đạo nấm phổi nấm tiêu hóa) cần cân nhắc kỹ, nếu thấy không thật cần thiết thì dùng một thuốc ít độc hơn (ví dụ viên đặt clotrimazol, miconidazol trị nấm âm đạo ít khi gây tác dụng phụ).
Những thuốc cần thận trọng
+ Griseopulvin: Griseopulvin phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào nên làm ngừng pha giữa sự phân bào hoặc tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng sao chép làm cho nấm không sinh sôi được. Mặt khác griseopulvin đọng lại ở các tế bào tiền thân keratin tạo ra môi trường bất lợi làm nấm khó thâm nhập. Sau khi uống, grieopulvin tập trung ở da tóc móng gan mô mỡ cơ xương.
Griseopulvin được dùng rộng rãi để trị nấm ở da (vùng thân, chân, đùi, râu, đầu), ở tóc móng tay móng chân Liệu trình điều trị thường kéo dài (với nấm móng có thể dùng từ 6 tháng đến 1 năm, uống kết hợp với bôi). Griseopulvin có thể gây sảy thai quái thai. Không dùng cho người dự định hoặc đang mang thai Chưa có thông tin đầy đủ về tác hại của griseopulvin cho trẻ bú.
+ Metronidazol: Là thuốc dùng phổ biến trong các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dạng đặt hay uống hoặc có khi phối hợp cả hai (ví dụ trong viêm âm đạo không điển hình nhiễm trùng roi) Metronidazol đi qua hàng rào nhau thai khá nhanh, tạo ra nồng độ ở cuống nhau và huyết tương xấp xỉ nhau. kinh nghiệm lâm sàng về tác dụng của metronidazol trên thai chưa đầy đủ, thống nhất.
Đã có nhiều người có thai dùng metronidazol không ghi nhận được tai biến thai nhưng cũng có một số báo cáo về nguy cơ gây quái thai khi dùng thuốc vào 3 tháng đầu thai kì.
Metronidazol tiết vào sữa mẹ khá nhanh nhưng chưa rõ ảnh hưởng trên trẻ bú như thế nào. Có thể dùng metronidazol cho người có thai nhưng cần thận trọng, tốt nhất là không nên dùng ở 3 tháng đầu thai kì, không dùng phác đồ điều trị liều duy nhất (liều cao 2-4g/ngày) cho người có thai, thận trọng với người cho con bú.
+ Chlotrimazol: Là thuốc chọn lựa đầu tiên khi dùng chữa viêm âm đạo do nấm Candida thường dùng dưới dạng thuốc bôi, viên đặt, viên nhét. Chưa có đủ các thông tin về tác dụng của thuốc với người mang thai trong 3 tháng đầu thai kì. Vẫn chưa biết thuốc có bài tiết qua sữa hay không.
+ Nistatin: Thuốc chống nấm cùng họ với amphotericin. Có tài liệu cho rằng vì nistatin không thấm vào máu nên không độc cho thai. Nhưng trong thực tế vẫn có những dạng thuốc thấm qua đường tĩnh mạch như dạng thuốc đạn vì thế cũng có tài liệu yêu cầu không dùng cho người có thai (ít nhất cũng ở dạng thuốc này). Người có thai có thể dùng nistatin dưới dạng thuốc không thấm qua máu điều trị nấm Candida (ở miệng thực quản dạ dày ruột, lưỡi) nhưng không nên dùng cho người có thai những dạng thuốc thấm qua máu như dạng thuốc đạn.
+ Fluconazol và iltraconazol: ức chế enzym C14 dimethylasae dẫn đến ức chế tổng hợp ergosterol ở thành tế bào, phá hủy màng tế bào chất của nấm nên có phổ kháng khuẩn rộng, mạnh. Khi uống, sẽ phân bố rất nhanh vào các cơ quan tổ chức đồng thời lại đi vào lớp thượng bì, móng và tích lũy lại khá lâu (nồng độ ở đó cao hơn nồng độ trong máu).
Do thế khi điều trị không chỉ với nấm nội tạng mà ngay nấm ở bên ngoài vẫn dùng dạng uống. Ví dụ khi viêm âm đạo do nấm Candida dùng thuốc dùng ngoài chlotrimazol, song khi nặng cần phối hợp uống fluconazol liều thấp nhiều ngày hay liều cao một lần duy nhất. Chưa có thông tin đầy đủ về tác dụng của thuốc với người mang thai
Với liều điều trị bệnh viêm âm đạo như nói trên, chưa có bằng chứng thuốc gây hại thai nhưng nếu dùng liều cao, kéo dài (3 tháng) trong các bệnh khác thì có ghi nhận các tác hại cho thai. Chẳng hạn có thông báo về dị dạng bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ khi mang thai có dùng fluconazol với liều cao khi điều trị nấm Coccidioides immitis trong 3 tháng đầu thai kì (song mối liên quan thì chưa được biết rõ). Người có thai không nên dùng fluconazol và iltraconazol liều cao, kéo dài. Fluconazol tiết vào sữa, đạt nồng độ cao như ở huyết tương... Không nên dùng cho người cho con bú.
Với thuốc dùng chữa nấm tại chỗ
Hầu hết các thuốc dùng chữa nấm tại chỗ đều không độc cho thai. Nhưng cần chú ý: Không dùng liều quá cao (hoặc do dùng loại nồng độ cao, dùng vượt liều (bôi thuốc quá dày, quá nhiều lần), tránh để thuốc tiếp xúc với những nơi nhạy cảm (niêm mạc miệng, lưỡi, hầu, vùng bị tổn thương) đặc biệt không dùng kéo dài ở những nơi này với liều cao. Lí do: thuốc có thể ngấm vào bên trong thông qua hệ mạch máu dưới da. Tốt nhất là chỉ nên dùng các loại thuốc có nồng độ thích hợp, trong liệu trình điều trị do thầy thuốc đã ấn định (đúng liều, đúng ngày), hết sức tránh bôi lên những chỗ nhạy cảm nếu không có chỉ định...
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:04 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:04 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:05 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:00 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023