Sỏi mật có nguy hiểm không - bệnh gây ra những biến chứng gì?

Bệnh sỏi mật nếu không có triệu chứng thì ít khi nguy hiểm. Nhưng khi sỏi gây ra các triệu chứng như đau quặn hạ sườn phải, sốt, vàng da… thì người bệnh không nên xem nhẹ, vì đó có thể là dấu hiệu cho sự viếng thăm của biến chứng sỏi mật Biến chứng sỏi mật rất nguy hiểm, không chỉ làm tốn kém chi phí và phức tạp trong việc điều trị, mà còn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vậy, bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không là nỗi lo của nhiều người

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không là nỗi lo của nhiều người

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Viêm túi mật cấp

Là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi túi mật Sỏi hình thành, bịt kín phần miệng nối nơi túi mật đổ vào đường dẫn mật gây tắc nghẽn mật, dẫn đến viêm hoặc nhiễm khuẩn túi mật, hoặc cả hai. Nhiễm khuẩn xảy ra ở khoảng 20% các trường hợp viêm túi mật cấp, là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng nếu lan sang các bộ phận khác của cơ thể (nhiễm trùng huyết).

Bệnh nhân thường được chỉ định mổ cắt túi mật cấp cứu để hạn chế nguy cơ vỡ túi mật Các triệu chứng của viêm túi mật cấpnhiễm khuẩn bao gồm sốt cao tim đập nhanh, nhịp thở tăng, rối loạn tâm thần…

Một số các trường hợp viêm túi mật cấp nếu không được điều trị triệt để có thể gây viêm túi mật mạn. Bên cạnh đó, nó còn gây ra nhiều rủi ro khác như hoại tử hoặc áp xe túi mật, lỗ hở làm rò rỉ dịch mật hoặc vỡ túi mật có thể gây viêm phúc mạc rất nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Để khỏi băn khoăn sỏi mật có nguy hiểm không thì hãy có phác đồ điều trị hợp lý.

Viêm đường mật

Sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan là các nguyên nhân chính gây viêm đường mật với cơ chế và các triệu chứng tương tự như viêm túi mật cấp. Tiên lượng bệnh kém hơn nếu bệnh nhân gặp phải một trong số các vấn đề: suy thận áp xe gan xơ gan trên 50 tuổi. Nếu được phát hiện sớm, sử dụng kháng sinh ngay thì có đến 75% các trường hợp bệnh được chữa khỏi. Ngược lại, viêm nhiễm có thể tiến triển nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này phẫu thuật mổ hở hoặc nội soi sẽ được chỉ định để lấy sỏi, khơi thông dòng chảy dịch mật, giúp bệnh nhân xua tan nỗi lo bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Viêm tụy

Viêm đường mật là nguyên nhân chính gây ra biến chứng viêm tụy Các enzym tiêu hóa trong dịch tuỵ khi lưu thông từ ống tụy đến tá tràng bị ứ đọng lại do sỏi từ đường mật rơi xuống ống tụy ở phần ngã ba đường mật tụy (đường cong Oddi). Các enzyme này sẽ tấn công làm tổn thương và gây viêm tụy nặng nề. Để điều trị, ngoài các biện pháp tạm thời như truyền dịch để bù dịch, ổn định huyết áp; nhịn ăn uống để cho tuyến tuỵ nghỉ ngơi; bác sỹ có thể cân nhắc thủ thuật nội soi mật tuỵ ngược dòng để lấy sỏi.

Áp xe gan – đường mật

Vi khuẩn sinh sôi và di chuyển ngược dòng do dịch mật bị ứ đọng do sỏi tạo thành các ổ mủ trong đường mật, trong gan gây áp xe. Bệnh thường khởi phát đột ngột, trầm trọng không hề có dấu hiệu cảnh báo trước.

Áp xe gan – đường mật là một biến chứng rất nặng do đó cần được cấp cứu và điều trị tích cực. Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, truyền dịch và điện giải để bù nước cùng với việc sử dụng các thuốc giảm đau kháng sinh. Khi các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm ngày càng nặng nề hơn như choáng, ngất đau nhiều, sốt cao, rét run… bệnh nhân cần được phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật cũng rất khó được thực hiện do thể trạng người bệnh không tốt cộng thêm các ổ áp xe nhỏ, khó phát hiện để loại bỏ. Nên bệnh nhân cũng tự biết sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật gây vàng da, vàng mắt

Sỏi mật gây vàng da, vàng mắt

Ung thư túi mật

80% số người bị ung thư túi mật khi siêu âm phát hiện có sỏi mật. Nhưng ngược lại sỏi mật rất hiếm khi gây ung thư ung thư túi mật là một biến chứng ít gặp. Các triệu chứng của ung thư thường không xuất hiện cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Một số người bệnh có các dấu hiệu cảnh báo như giảm cân thiếu máu người mệt mỏi ăn uống không ngon… Chỉ những triệu chứng này thì cũng có thể trả lời được rằng sỏi mật có nguy hiểm không?

Nếu ung thư được phát hiện sớm và chưa lan rộng thì tỷ lệ sống sót sau năm năm có thể lên đến 70% nhờ phẫu thuật cắt túi mật. Trường hợp ung thư túi mật đã lan sâu, biện pháp phẫu thuật cắt túi mật sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Giải pháp cuối cùng được đưa ra là xạ trị hóa trị để làm giảm triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật