Triệu chứng và một số loại thuốc đặc hiệu trị viêm mũi

Viêm mũi là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về đường hô hấp. Bệnh viêm mũi khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và đôi khi dẫn đến những biến chứng trầm trọng ở các cơ quan lân cận như mắt, não, màng não và phổi. Bệnh diễn biến dai dẳng và hay tái phát trở lại, nhất là trong điều kiện thời tiết và môi trường sinh sống không thuận lợi, chẳng thế mà trong giới chuyên môn có câu “lai rai như tai mũi họng” là để chỉ tính chất dai dẳng của bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi xoang là do dị ứng ngoài ra còn do vi khuẩn virut. Ở các nước phát triển, tình trạng viêm mũi dị ứng thường xảy ra theo mùa vì các dị nguyên (chủ yếu là phấn hoa) tràn ngập trong không khí vào mùa hè.

Ở nước ta, tình trạng viêm mũi dị ứng xảy ra quanh năm vì dị nguyên tràn lan trong khối bụi bặm khổng lồ gồm đủ các chất tạp nham mà chính chúng ta đang mỗi ngày thải vào không khí. Đây cũng là nỗi khổ tâm của các bác sĩ tai-mũi-họng, vì ở các nước tiên tiến, việc điều trị viêm mũi xoang dị ứng khá bài bản nhờ vào việc xác định chính xác các dị nguyên và dùng liệu pháp giải trừ miễn dịch

Thuốc điều trị viêm mũi

Để dùng thuốc chữa trị hiệu quả, người bệnh viêm mũi cần được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để dùng thuốc phù hợp. Các thuốc điều trị viêm mũi thông thường bao gồm:

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng:

Các loại thuốc có hoạt chất như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine…: Đây là các kháng histamin một trong những chất sinh học trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng. Chúng rất hiệu quả khi điều trị triệu chứng dị ứng như ho sổ mũi nước, nổi mề đay, ngứa…

Tuy nhiên thuốc gây buồn ngủ (promethazin, chlorpheniramin), do đó, cần tránh sử dụng khi làm việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo (như lái xe, vận hành máy móc) và không uống rượu khi đang phải dùng thuốc.

Thuốc điều trị nghẹt mũi, thông mũi:

Những thuốc có chứa các hoạt chất như naphtazolin, xylometazolin, oxymetazolin: Tác dụng làm giảm sung huyết, có tác dụng tại chỗ dưới dạng nhỏ mũi hay khí dung xịt vào mũi. Thuốc có tác dụng nhanh, duy trì trong nhiều giờ, vì thế, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 2 - 3 lần và chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày.

Lưu ý: tránh dùng thuốc kéo dài vì sẽ có tác dụng ngược, làm mũi bị nghẹt nhiều hơn. Không nên dùng thuốc cho người tăng huyết áp xơ vữa động mạch mạch nhanh, người bị viêm mũi mạn tính.

Ngoài ra, còn có một số hoạt chất khác được phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng cảm cúmsổ mũi nghẹt mũi đó là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Những chất này có hoạt tính cường giao cảm giống như ephedrin nhưng tác dụng co mạch của nó mạnh hơn. Lưu ý: Với các thuốc này, những người bị cao huyết áp tăng nhãn áp cường giáp phì đại tiền liệt tuyến đái tháo đường cần thận trọng khi dùng. Thuốc gây một vài tác dụng phụ như chóng mặt nhức đầu buồn nôn nhịp tim nhanh, đánh trống ngực… Phenylpropanolamin có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp

Thuốc uống hoặc xịt chứa corticoid

Thuốc xịt mũi có corticoid là hiệu quả nhất trong việc điều trị tất cả các thể viêm mũi, xoang mạn tính. Thuốc làm giảm tất cả các triệu chứng như ngứa niêm mạc mũi xoang, do đó làm thông mũi và giải quyết ứ tắc xoang. Thuốc này tương đối an toàn khi sử dụng lâu dài do ít bị hấp thu vào máu. Corticoid dùng đường uống cũng rất hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng phụ, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý đối với corticoid dạng uống: nên hạn chế sử dụng vì gây nhiều tác dụng phụ có hại như gây loãng xương suy thượng thận (cushing do thuốc), viêm loét dạ dày tá tràng… Chỉ nên dùng trong trường hợp viêm mũi xoang nặng với thời gian ngắn khoảng từ 3-7 ngày và nhất thiết phải được bác sĩ chỉ định mới được dùng.

Thuốc rửa mũi:

Làm vệ sinh sạch đường thở đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị viêm mũi. Để thực hiện việc này, hãy dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% để rửa mũi bằng cách cho dung dịch nước muối 0,9% vào lọ nhựa sạch (neti pot) rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều và tối hoặc sau mỗi lần mới đi từ ngoài đường về nhà.

Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp viêm mũi do vi khuẩn Việc dùng thuốc kháng sinh đúng, đủ và đều đặn có thể diệt được vi khuẩn. Ngược lại, nếu dùng thuốc không đúng chỉ định, vi khuẩn sẽ nhờn thuốc, gây bùng phát bệnh trở lại. Khi bị viêm mũi có nhiễm khuẩn thì nên dùng các kháng sinh phổ rộng như cefaclor augmentin zinnat Tuy nhiên, dùng thuốc gì, khi nào thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Chữa viêm mũi dị ứng không cần dùng thuốc

Nghệ vàng là một vị dược liệu khá quen thuộc trong dân gian để điều trị viêm mũi dị ứng Qua nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã chứng minh thành phần curcumin trong nghệ vàng sẽ giúp hồi phục vùng niêm mạc bị tổn thương đồng thời tăng khả năng chống đỡ với các yếu tố dị nguyên gây bệnh hay chính là làm cho cơ thể giảm phản ứng quá nhạy cảm khi tiếp xúc với các dị nguyên. Nghệ vàng không chỉ là giải pháp tức thời mà sử dụng thường xuyên sẽ giúp tăng giới hạn nhạy cảm của cơ thể đối với các dị nguyên và tăng sức đề kháng của niêm mạc mũi đối với các dị nguyên, từ đó có tác dụng tốt trong việc phòng và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Để điều trị viêm mũi dị ứng bằng nghệ vàng có thể vừa dùng nghệ vàng tác động trực tiếp vào vùng niêm mạc mũi họng, vừa uống bên trong để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống đỡ lại với nhiều bệnh tật.

Có thể dùng nghệ vàng tươi 30-50g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước nhỏ mũi nhiều lần trong ngày.

Trộn đều tinh bột nghệ vàng với mật ong nguyên chất chưa qua chế biến theo tỷ lệ 1:1. Mỗi lần dùng lấy ½ muỗng cà phê ngậm trong cổ họng khoảng 15 phút, mỗi ngày ngậm 4-5 lần. Khi hỗn hợp này đã phân tán đều trong vùng mũi họng thì nuốt xuống dạ dày

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật