Táo bón - Bệnh thường hay gặp ở những người cao tuổi

Táo bón là bệnh thường gặp ở người trên 65 tuổi. Có khoảng 1/3 số người già tự nhận mình bị táo bón và phải đến khám ở cơ sở y tế.

Người già sức đề kháng kém phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật. Cảm giác ăn không ngon miệng ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cộng thêm với thời gian vận động ít khiến người già rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa Táo bón là một trong những than phiền khá thường gặp ở người trên 65 tuổi.

Có khoảng 1/3 số người già tự nhận mình bị táo bón và phân nửa trong số đó phải đến khám các cơ sở y tế vì táo bón Bác sĩ Vũ Thu Nga bệnh viện Lão khoa sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề này.

Như thế nào thì gọi là bệnh táo bón thưa bác sỹ?

Nhiều người cho rằng đây là bệnh rất dễ trả lời như táo bón là tình trạng không thể đi cầu được mỗi ngày. Thật ra điều này không hoàn toàn đúng vì không nhất thiết là mọi người đều phải đi cầu mỗi ngày.

Có nhiều người chỉ đi cầu đều đặn 3 lần mỗi tuần mà vẫn không được coi là táo bón. Một định nghĩa chính xác hơn cho táo bón là: Táo bón là tình trạng đi cầu phân cứng, ít hơn 3 lần mỗi tuần.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh táo bón ở người già?

Ở người lớn tuổi, những nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất là do thay đổi trong chế độ ăn uống như ăn quá ít, ăn không đủ chất xơ ít vận động, ít đi lại, uống không đủ nước.

Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh và phải dùng nhiều thuốc Có nhiều bệnh có thể gây ra táo bón như ung thư đại tràng tai biến mạch máu não suy tuyến giáp và cũng có nhiều loại thuốc có thể gây táo bón như một số thuốc an thần giảm đau thuốc chống co thắt, thuốc trị bệnh Parkinson, thuốc chống trầm cảm thuốc hạ huyết áp thuốc trị đau dạ dày thuốc ho có chứa codeine...

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân đặc biệt khác gây táo bónngười già như khối u ở ruột, giảm chức năng tuyến giáp ….Việc chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân của táo bón rất cần thiết đối với sức khỏe của người cao tuổi táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng một bệnh khác. Vậy nên không nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu ban đầu này.

Bệnh có gây nguy hiểm tới tính mạng người cao tuổi hay không thưa bác sĩ?

Người già bị táo bón nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm: Có thể bị suy thận do sự nêm chặt phân ở trực tràng khiến cho người già có thể bị sốt, bụng đau tim nhanh, người mệt mỏi…

 Giãn ruột kết nhất là đối với những người già bị tổn thương ruột kết. Sự co rặn lâu có thể dẫn tới cơn thiếu máu cục bộ và ngất, gây nguy hiểm tới tính mạng của người già. Rặn nhiều lần có thể dẫn tới sa trực tràng Nguy cơ bị bệnh trĩ cao. Ngoài ra táo bón kinh niên có thể là nguy cơ đưa đến ung thư ruột già và trực tràng…

Phòng ngừa bệnh táo bón ở người cao tuổi như thế nào?

Việc đầu tiên cần lưu ý là xác định xem mình có thực sự bị táo bón không? Có nhiều người chỉ vì không đi cầu được mỗi ngày (do hoạt động của bộ máy tiêu hóa chậm hơn vì tuổi tác) hoặc vì cảm giác đi cầu không hết... đã cho là mình bị táo bón và vội vàng dùng các loại thuốc nhuận trường; vì thế làm rối loạn các hoạt động vốn đang ở thế cân bằng của cơ thể.

Các chuyên gia khuyên rằng người cao tuổi nên

Uống ít nhất 6 - 8 ly nước mỗi ngày. Nếu không quen uống nhiều nước, có thể thay thế bằng cách uống các thức uống khác như sữa tươi nước ép trái cây hoặc uống nhiều nước canh, trái cây có nhiều nước như dưa hấucam quýt, thơm...

Ắn thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại ngũ cốc rau cải, các loại củ, trái cây... Cần nhớ là phải uống cho đủ nước vì nếu ăn chất xơ mà uống ít nước thì lại làm cho táo bón nặng hơn, nhất là ở những bệnh nhân thường bị bón do khối phân to và cứng.

Tập vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày, có thể đơn giản chỉ là đi bộ hàng ngày. Đối với những người bệnh phải nằm liệt giường, nên đỡ dậy ngồi đi cầu hoặc dìu đi đến nhà vệ sinh (nếu tình trạng bệnh cho phép) thì tốt hơn là dùng bô trẹt tại giường.

Tập thói quen đi cầu mỗi ngày. Chọn một thời điểm thích hợp trong ngày để đi cầu và cũng cố gắng ngồi đi cầu ngay cả khi không mắc đi cầu.

Tuyệt đối không được nín đi cầu.

Trong trường hợp táo bón kéo dài, nên đến bác sĩ để được khám bệnh kỹ lưỡng nhằm tìm kiếm nguyên nhân của táo bón Có nhiều trường hợp táo bón chỉ là một triệu chứng biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng nhưng không được phát hiện sớm kịp thời vì người bệnh chủ quan chỉ tự điều trị bằng các loại thuốc nhuận trường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật