Công dụng tuyệt vời của tía tô đối với sức khỏe của bạn

Tía tô, tử tô, tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Briton, thuộc họ hoa môi (Lamaiaceae). Tía tô không chỉ là một loại gia vị cho nhiều món ăn ngon, ngoài ra loại rau này còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người

Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết, dưới góc độ Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi giải cảm khỏi sốt. Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành - tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm

Cách giải cảm bằng tía tô 

Cảm lạnh: lá tía tô tươi một nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng.

Cảm cúm không có mồ hôiho tức ngực buồn nôn: dùng 20g lá tươi giả nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.

Cảm mưa ướt gió lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi: dùng lá tía tô 15g, vỏ quýt cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.

Cảm mạo, sốt nhức đầu đau các khớp xương: lá tía tô sâm đại hành, trần bì, chỉ xác, cát cánh cam thảo, mộc hương bán hạ gừng khô, tiền hồ mỗi thứ 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Cháo giải cảm: lá tía tô xắt nhỏ 10g, hành sống giã nhỏ 5g gừng tươi giã nhỏ ba lát, gạo tẻ 30g, muối vừa đủ. Nấu cháo nhừ, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều, ăn khi còn nóng. Ra mồ hôi sẽ nhẹ người.

Cảm sốt khi mang thai: đang có mang thai mà cảm sốt, không nên dùng kháng sinh tốt nhất là dùng tía tô, kinh giới, mỗi thứ một nắm, đổ hai chén sắc còn một chén để nguội uống, tiếp đó ăn một chén cháo nóng có đập một quả trứng gà lấy lòng đỏ quậy đều.

Tía tô giải độc cua, cá, dị ứng, nổi mẩn ngứa

Giã lá tía tô vắt lấy nước cho uống, bã thì xát vào chỗ ngứa.

Lá tía tô 10g, gừng tươi 10g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày khi thuốc đang nóng; hoặc lá tía tô khô 10g, sắc uống nóng.

Lá tía tô làm đẹp da

Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản phổi.

Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả. Ở Nhật Bản, nhiều người rất chuộng dùng trà tía tô để pha uống hàng ngày, hoặc dùng trà tía tô để tắm rửa bảo vệ da dưỡng da tươi mịn, giảm trừ vết nhăn, vết nám, cải thiện khô ngứa da vì tía tô có tác dụng làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất Khi da bị mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời do côn trùng... người ta vò lá tía tô vào chậu nước tắm và dùng bã xát trực tiếp vào da. Trong nha khoa, người ta dùng trà tía tô để súc miệng như một loại nước tẩy sạch răng miệng, làm thơm miệng. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng tía tô để chữa trị mụn thịt mụn cóc Theo đó, vò nát (hoặc giã nát) lá tía tô, chà lên mụn thịt, hoặc mụn cóc. Sau đó, dùng gạc để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp. Thực hiện liên tục trong vài tuần, các mụn thịt, mụn cóc sẽ nhỏ lại và biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng.

Lá tía tô có tác dụng an thai

BS. Hoàng Xuân Dại trả lời trên trang sức khỏe và Đời sống cho biết, tía tô rất tốt cho bà bầu Sử dụng tía tô trong thai kỳ có thể chữa một số bệnh như sau:

Ốm nghén: Chị em thường nôn chán ăn người mệt mỏi thèm ăn những thứ chua, chát…: tía tô 20g, ngải diệp 16g bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g cẩu tích 12g đỗ trọng 10g sơn tra 10g hoài sơn 16g liên nhục 12g, liên kiều 12g sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: an thai, bổ tỳ, hết nôn.

Thai phụ bị đau bụng đau lưng ra huyết: lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g sa sâm 16g, ngải diệp 12g a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7 - 10 ngày liền. Công dụng: an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.

Nhiệt thai: chị em bị nóng trong bụng cồn cào nước tiểu đỏ lượng ít ăn uống kém, sưng đau lợi răng táo bón tiêu hóa không thông lợi: đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 7 - 8 ngày là một liệu trình.

Thai phụ bị phù nề tiểu ít tê bì hai chi dưới: tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g thăng ma 10g sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: bổ trung, bổ tỳ, thuận khí, thông tiểu.

Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm khó thở: tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, trần bì 10g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g bạch linh 10g bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh phế, trừ phong, tiêu đờm giảm ho

Chú ý khi sử dụng là tía tô

Theo BS Trần Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, BV Châm cứu Trung ương (Hà Nội) trả lời trên báo Vnexpress, trong thai kỳ nói chung, cơ thể thai phụ đã nóng, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp

Đối với thai sản, trong Đông y truyền thống, chỉ thấy nói đến tác dụng an thai. Chủ yếu là dùng cành tía tô để chữa động thai và không nói đến tác dụng giúp bà bầu sinh nở dễ dàng. Vì vậy, bác sĩ Trần Văn Thanh khuyến cáo, đó là những kinh nghiệm được truyền tai nhau. Có thể có tác dụng với người này nhưng không tác dụng với người kia do cơ địa

Chính vì vậy, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật