Fluotin 20 - Các thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc

Thuốc Fluotin 20 được chỉ định điều trị các trường hợp như: Trầm cảm, rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh, chứng ăn vô độ, hội chứng hoảng sợ, rối loạn tiền kinh nguyệt. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về thuốc bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin và hướng dẫn sử dụng.

Thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc Fluotin 20

1. Thành phần:

Mỗi viên nang cứng chứa:

Fluoxetin 20,0mg

(Dưới dạng fluoxetin hydroclorid)

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Fluotin 20 điều trị trầm cảm, chứng ăn vô độ 

Thuốc Fluotin 20 điều trị trầm cảm, chứng ăn vô độ

2. Chỉ định:

Fluotin 20 được chỉ định điều trị:

trầm cảm

+ Rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh.

+ Chứng ăn vô độ.

+ Hội chứng hoảng sợ.

rối loạn tiền kinh nguyệt

3. Liều lượng và cách dùng:

Fluotin 20 được dùng theo đường uống

- Trầm cảm:

+ Người lớn: Liều ban đầu thường dùng của fluoxetin là 20mg x 1 lần/ngày uống vào buổi sáng. Nếu không có đáp ứng lâm sàng sau nhiều tuần, liều hàng ngày có thể được tăng dần, lên đến tối đa là 80 mg/ngày (60 mg đối với người cao tuổi). Liều dùng trên 20 mg/ngày có thể được chia làm 2 lần, ví dụ vào buổi sáng và buổi trưa, hoặc 1 lần/ngày.

trẻ em 8 tuổi trở lên: Liều ban đầu là 10mg, cần được tăng đến 20mg/ngày sau 1 tuần (ngoại trừ ở trẻ em nhẹ cân không nên tăng liều trong vài tuần và sau đó chỉ khi nào kém đáp ứng lâm sàng).

- Chứng ăn vô độ: Liều khuyến cáo là 60mg x 1 lần/ngày.

- Rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh:

+ Người lớn: Liều ban đầu của fluoxetin là 20mg x 1 lần/ngày tăng lên đến 60 mg/ngày sau vài tuần nếu không có đáp ứng. Liều đến 80mg/ngày đã được dùng, đôi khi được chia làm 2 lần.

+ Trẻ em 7 tuổi trở lên: Liều bắt đầu là 10mg/ngày; ở trẻ em nhẹ cân, được tăng đến liều 20 - 30mg/ngày sau vài tuần, nếu cần thiết. Thanh thiếu niên và trẻ nặng cân hơn có thể tăng đến liều 20mg/ngày sau 2 tuần; có thể tăng liều thêm đến 60mg/ngày sau vài tuần khi cần thiết.

- Hội chứng hoảng sợ: Liều ban đầu là 10mg x 1 lần/ngày. Sau 1 tuần, nên tăng liều đến 20mg/ngày; có thể tăng liều thêm đến 60mg/ngày sau vài tuần nếu không có tiến triển.

- Rối loạn tiền kinh nguyệt: Liều 20mg/ngày được sử dụng trong điều trị. Việc dùng thuốc không liên tục cũng được cho phép: đối với mỗi chu kỳ mới, fluoxetin nên được bắt đầu 14 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và tiếp tục cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt Có thể tiếp tục điều trị trong 6 tháng; sau đó đánh giá lại trước khi tiếp tục điều trị thêm.

- Bệnh nhân cao tuổi: Khuyến cáo dùng liều thấp hơn hoặc ít thường xuyên hơn.

- Fluoxetin được chuyển hóa ở gan do đó, liều thấp hơn, như dùng liều cách ngày đã được khuyến cáo ở những bệnh nhân suy gan nặng.

4. Chống chỉ định:

quá mẫn với fluoxetin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

+ Các thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOI): Không nên dùng fluoxetin kết hợp với MAOI, hoặc tối thiểu 14 ngày sau khi ngưng điều trị với MAOI. Vì fluoxetin và chất chuyển hóa chính của nó có thời gian bán thải rất dài, tối thiểu 5 tuần sau khi ngưng fluoxetin mới nên bắt đầu dùng MAOI.

+ Chống chỉ định dùng chung đồng thời với pimozid.

+ Không nên dùng thioridazin với fluoxetin hoặc tối thiểu 5 tuần sau khi đã ngưng dùng fluoxetin.

Điều trị rối loạn tiền kinh nguyệt

Điều trị rối loạn tiền kinh nguyệt

5. Phụ nữ có thai và cho con bú:

phụ nữ có thai: Tính an toàn của fluoxetin chưa được thiết lập trong thời kỳ mang thai và vì thế không khuyến cáo dùng fluoxetin.

phụ nữ cho con bú: Fluoxetin và chất chuyển hóa của nó phân bố vào sữa mẹ Vì thế, không nên dùng fluoxetin ở phụ nữ cho con bú và nên thông báo cho bác sĩ nếu dự định cho con bú.

6. Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Mặc dù fluoxetin cho thấy không gây ảnh hưởng đến tâm thần vận động ở những người tình nguyện khỏe mạnh, bất cứ thuốc ảnh hưởng thần kinh nào cũng có thể làm suy giảm óc suy xét hoặc các kỹ năng. Bệnh nhân nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm cho đến khi chắc chắn hoạt động của họ không bị ảnh hưởng.

7. Tác dụng phụ:

- Rất thường gặp

+ Rối loạn chung: Mệt mỏi

+ Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy buồn nôn

+ Rối loạn tâm thần: mất ngủ

+ Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu

- Thường gặp

+ Rối loạn chung: Cảm giác lo sợ, ớn lạnh.

+ Rối loạn tiêu hóa: Nôn khó tiêu khô miệng

+ Rối loạn tâm thần: lo âu hốt hoảng, thao thức căng thẳng giảm ham muốn tình dục rối loạn giấc ngủ giấc mơ bất thường.

+ Rối loạn hệ thần kinh: Hoa Mắt loạn vị giác, thờ ơ buồn ngủ, run.

rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm sự thèm ăn

+ Rối loạn mắt: Nhìn mờ

+ Rối loạn tim mạch: Đánh trống ngực.

+ Rối loạn mạch máu: Chứng đỏ bừng.

+ Rối loạn hô hấp: Ngáp.

+ Rối loạn da và mô dưới da: phát ban nổi mày đay ngứa tăng tiết mồ hôi

+ Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương: Đau khớp.

+ Rối loạn thận và tiết niệu: Đi tiểu thường xuyên.

+ Rối loạn cơ quan sinh sản và vú: Chảy máu phụ khoa, suy giảm chức năng cương dương, rối loạn xuất tinh

- Ít gặp

+ Rối loạn chung: Khó chịu, cảm giác bất thường, cảm giác lạnh, cảm giác nóng.

+ Rối loạn tiêu hóa: khó nuốt

+ Rối loạn tâm thần: Tâm trạng phấn chấn, sảng khoái, suy nghĩ bất thường cực khoái bất thường nghiến răng

+ Rối loạn hệ thần kinh: Tăng hoạt động tâm thần, rối loạn vận động, mất điều hòa, rối loạn cân bằng co giật cơ.

+ Rối loạn mắt: giãn đồng tử

+ Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp

+ Rối loạn da và mô dưới da: rụng tóc tăng xu hướng bị bầm tím, ra mồ hôi lạnh.

+ Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương: co giật cơ.

+ Rối loạn thận và tiết niệu: Khó tiểu.

+ Rối loạn cơ quan sinh sản và vú: Suy giảm chức năng tình dục

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là mệt mỏi

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là mệt mỏi

- Hiếm gặp

+ Rối loạn tiêu hóa: Đau thực quản

+ Rối loạn hệ thống miễn dịch: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh.

+ Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ natri huyết.

+ Rối loạn tâm thần: Hưng phấn nhẹ, hưng cảm, ảo giác, kích động, cơn hoảng sợ.

+ Rối loạn hệ thần kinh: Co giật, bứt rứt, hội chứng miệng lưỡi.

+ Rối loạn mạch máu: viêm mạch giãn mạch.

+ Rối loạn da và mô dưới da: phù mạch bầm máu, phản ứng nhạy cảm ánh sáng, ban xuất huyết

+ Rối loạn hô hấp: viêm họng

+ Rối loạn thận và tiết niệu: bí tiểu

+ Rối loạn cơ quan sinh sản và vú: Chứng tiết nhiều sữa

8. Trình bày và hạn dùng:

+ Vỉ 7 viên. Hộp 2 vỉ.

+ Vỉ 7 viên. Hộp 4 vỉ.

+ Vỉ 10 viên. Hộp 2 vỉ.

+ Chai 50 viên. Hộp 1 chai.

+ Chai 100 viên. Hộp 1 chai.

+ Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật