Misoprostol Stada 200mcg - Thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc

Thuốc Misoprostol Stada 200mcg có công dụng giảm nguy cơ loét dạ dày gây bởi thuốc kháng viêm không steroid ở những bệnh nhân có nguy cơ cao loét dạ dày tiến triển và những biến chứng từ các vết loét này... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng cho bạn đọc.

Thông tin cơ bản và hướng dẫn sử dụng thuốc Misoprostol Stada 200mcg

1. Thành phần:

Mỗi viên nén chứa:

Misoprostol 200mcg

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Misoprostol Stada 200mcg giúp làm giảm nguy cơ loét dạ dày

Thuốc Misoprostol Stada 200mcg giúp làm giảm nguy cơ loét dạ dày

2. Chỉ định:

Misoprostol STADA 200mcg được dùng để:

Giảm nguy cơ loét dạ dày gây bởi thuốc kháng viêm không steroid ở những bệnh nhân có nguy cơ cao loét dạ dày tiến triển và những biến chứng từ các vết loét này.

+ Điều trị ngắn hạn loét tá tràng và loét dạ dày lành tính.

+ Điều trị duy trì sau khi lành vết loét dạ dày để giảm nguy cơ tái phát.

+ Hỗ trợ mifepriston trong chấm dứt thai kỳ

3. Liều lượng và cách dùng:

Cách dùng:

Misoprostol STADA 200mcg được dùng bằng đường uống. Để hạn chế bị tiêu chảy do misoprostol gây ra, nên chia nhỏ liều, uống sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, tránh dùng chung với các thuốc chứa magnesi hay các thuốc kháng acid có tính nhuận tràng khác.

Liều dùng:

- Phòng ngừa loét do NSAID gây ra:

Liều misoprostol thường dùng cho người lớn là 200mcg x 4 lần/ngày. Có thể giảm liều còn 100mcg x 4 lần/ngày đối với bệnh nhân không dung nạp liều bình thường; tuy nhiên, giảm liều có thể làm giảm hiệu quả. Cũng có thể dùng liều misoprostol 200mcg x 2 lần/ngày.

- Loét dạ dày:

Liều misoprostol là 100 hay 200mcg x 4 lần/ngày trong 8 tuần đối với người lớn.

- Loét tá tràng:

Liều misoprostol 100 hay 200mcg x 4 lần/ngày hoặc 400mcg 2 lần/ngày trong 4-8 tuần đối với người lớn.

- Chấm dứt thai kỳ:

400mcg misoprostol được uống vào ngày thứ 3 (2 ngày sau khi dùng mifepriston) nếu sẩy thai chưa xảy ra và được chắc chắn qua thử nghiệm lâm sàng hay kiểm tra bằng siêu âm.

- Liều cho người suy thận và người cao tuổi:

Không cần giảm liều misoprostol đối với bệnh nhân suy thận hay người cao tuổi, tuy nhiên, nếu bệnh nhân không thể dung nạp liều bình thường thì có thể giảm liều.

4. Chống chỉ định:

+ Misoprostol chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và dự định có thai vì làm tăng co bóp tử cungphụ nữ mang thai gây sẩy thai một phần hay hoàn toàn. Sử dụng cho phụ nữ có thai có thể liên quan tới quái thai.

+ Bệnh nhân dị ứng với prostaglandin

+ Tính an toàn và hiệu quả của misoprostol ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được đánh giá.

Chống chỉ định thuốc với phụ nữ có thai hoặc có dự định có thai

Chống chỉ định thuốc với phụ nữ có thai hoặc có dự định có thai

5. Thận trọng:

+ Vì tác dụng có hại trầm trọng trên tim mạch đã được báo cáo với misoprostol, nên dùng thận trọng với bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch

+ Misoprostol có thể làm trầm trọng tình trạng viêm ruột và gây tiêu chảy nặng cho bệnh nhân bị viêm ruột, nên thật thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân này và theo dõi cẩn thận. Hiếm khi xảy ra mất nước do tiêu chảy thứ phát gây bởi misoprostol, nhưng cần theo dõi cẩn thận những bệnh nhân dễ bị mất nước hoặc những bệnh nhân có thể bị những hậu quả nghiêm trọng.

6. Tương tác thuốc:

Thức ăn và thuốc kháng acid: thức ăn và các thuốc kháng acid làm giảm tốc độ hấp thu của misoprostol, gây trì hoãn và giảm nồng độ đỉnh trong huyết tương của acid misoprostol, chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc. Thuốc kháng acid và thức ăn cũng làm giảm sinh khả dụng đường uống của misoprostol, tuy nhiên không có ý nghĩa lâm sàng vì tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày-ruột của misoprostol tại chỗ tốt hơn toàn thân. Thuốc kháng acid chứa magnesi cũng làm tăng nguy cơ gây tiêu chảy của misoprostol. Do đó, nếu cần dùng chung với thuốc kháng acid nên thay thuốc kháng acid chứa magnesi hay các thuốc kháng acid có tính nhuận tràng khác bằng các thuốc kháng acid gây táo bón (như thuốc kháng acid chứa nhôm).

7. Phụ nữ có thai và cho con bú:

+ Phụ nữ có thai: Misoprostol có tác dụng gây sẩy thai vì vậy gây nguy hiểm cho bào thai khi chỉ định cho phụ nữ mang thai Do đó, misoprostol không nên chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc những phụ nữ có thể có thai cho đến khi khả năng mang thai đã được loại trừ và bắt đầu một phương pháp tránh thai hiệu quả.

+ Phụ nữ cho con bú: Chưa biết chất chuyển hóa có hoạt tính của misoprostol có được bài tiết qua sữa mẹ hay không, vì vậy misoprostol không nên sử dụng trong thời gian cho con bú.

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc là tiêu chảy

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc là tiêu chảy

8. Tác dụng không mong muốn:

Tác dụng phụ thường gặp nhất của misoprostol là tiêu chảy Các tác dụng khác trên hệ tiêu hóa bao gồm đau bụng khó tiêu đầy hơi buồn nôn và nôn. Tăng co thắt tử cungchảy máu âm đạo bất thường (rong kinh chảy máu giữa kỳ kinh) đã được báo cáo. Các tác dụng phụ khác bao gồm phát ban da nhức đầu choáng váng Hạ huyết áp hiếm xảy ra ở liều được khuyến cáo trong điều trị loét tiêu hóa

9. Quá liều:

Sự gia tăng các tác dụng dược lý có thể xảy ra khi dùng quá liều. Khi quá liều xảy ra, chủ yếu điều trị triệu chứng và dùng biện pháp hỗ trợ. Trong các thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân dung nạp được 1200 mcg (6 viên) mỗi ngày trong 3 tháng mà không thấy tác dụng phụ đáng kể.

10. Dạng trình bày và hạn dùng:

+ Vỉ 2 viên. Hộp 1 vỉ.

+ Vỉ 10 viên. Hộp 6 vỉ.

+ Vỉ 10 viên. Hộp 10 vỉ.

+ Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật