Nếu dùng thuốc không đúng, người bệnh sẽ gặp bất lợi!
Nhóm hạ nhiệt, giảm đau
Đau và sốt là hai triệu chứng thường gặp và cũng là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau. Hầu hết khi cơ thể có viêm là có đau và/hoặc sốt. Mùa hè khiến cho chúng ta rất dễ bị cảm viêm đường hô hấp hoặc thậm chí chỉ là thay đổi thời tiết cũng khiến cho ta (nhất là những người nhạy cảm) bị đau đầu đau mình mẩy…
Khi đau vượt ngưỡng chịu đựng của một người (ngưỡng chịu đau này khác nhau ở mỗi cá thể) thì phải tìm đến thuốc giảm đau hoặc khi cơ thể sốt trên 38,5 độ C cần phải dùng thuốc hạ sốt…
Thế nên nhóm thuốc hạ nhiệt giảm đau được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Các thuốc này chỉ dùng để điều trị cơn đau từ nhẹ đến trung bình như: Đau răng đau đầu đau nửa đầu chấn thương nhẹ, đau vùng tai mũi họng... và để hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C.
Có nhiều thuốc trong nhóm này không phải kê đơn như paracetamol aspirin ibuprofen (uống, các dạng với giới hạn hàm lượng đã chia liều ≤ 400mg/đơn vị- liều giảm đau )… nên khi có các triệu chứng trên người bệnh thường tự mua thuốc về để chữa trị.
Bổ sung vitamin C bằng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn tiềm ẩn.
Với paracetamol có thể gây tổn thương gan ngay cả ở liều điều trị nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt trên những bệnh nhân có chức năng gan thay đổi hoặc người cao tuổi. Thuốc có thể gây dị ứng da, giảm tiểu cầu Vì vậy, người quá mẫn và suy giảm chức năng tế bào gan không được dùng.
Đối với người bệnh bình thường, cần dùng đúng liều chỉ định, nếu dùng quá liều gây ngộ độc thuốc Quá liều từ 10g với liều duy nhất ở người lớn và 150 mg/kg khối lượng cơ thể trong một liều duy nhất ở trẻ em (tùy theo khả năng nhạy cảm của bệnh nhân) có thể dẫn đến tăng men gan
Với aspirin và ibuprofen, hai thuốc này còn được sử dụng khá phổ biến trong bệnh thấp khớp để điều trị các triệu chứng viêm và đau. Ibuprofen có thể dùng cho trẻ em nhưng aspirin không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi. Cả hai thuốc có nhiều nguy cơ bất lợi khi dùng nên phạm vi chống chỉ định của thuốc tương đối rộng, đặc biệt là gây loét đường tiêu hoá. Những người có vấn đề ở đường tiêu hoá không được dùng hoặc dùng phải hết sức thận trọng.
Không nên tự ý sử dụng các thuốc này để hạ sốt quá 3 ngày và để giảm đau trên 5 ngày (trừ khi có chỉ định của bác sĩ).
Thuốc trị ngạt mũi
Ngạt mũi gây khó thở là nguyên nhân đầu tiên khiến người bệnh tìm đến thuốc. Thông dụng hiện nay là các thuốc chứa naphazolin, oxymetazolin… có tác dụng gây co mạch tại chỗ, làm giảm hiện tượng sưng nề, xung huyết và xuất huyết làm cho mũi thông thoáng và dễ thở hơn. Thế nhưng chỉ nên dùng trong 3-5 ngày/đợt điều trị.
Nếu dùng thuốc này liên tục 3 ngày không đỡ, bệnh nhân cần dừng thuốc và đi khám bác sĩ. Nếu lạm dụng, dùng lâu dài sẽ làm hư hệ thống màng nhầy - lông chuyển, giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi… làm cho tình trạng ngạt mũi trở nên nặng nề hơn, gây viêm mũi do thuốc, rất khó trị.
Kháng sinh chống nhiễm khuẩn
Đây là nhóm thuốc cần dùng khi có sự kê đơn của bác sĩ, nhưng trên thực tế người bệnh khi có tình trạng sức khoẻ bất ổn, ngại đi khám nên cũng hay tự ý mua về dùng, xảy ra tình trạng:
- dùng thuốc không đúng bệnh: Ví dụ dùng trị bệnh do virus gây ra (cảm cúm viêm họng do virus…), trong khi kháng sinh không diệt được virus.
- Dùng thuốc không nhạy cảm với vi khuẩn đang mắc: Nếu đúng là nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh để diệt, nhưng do không có chuyên môn người bệnh mua loại kháng sinh mà không có tác dụng hoặc tác dụng ít với vi khuẩn gây bệnh của mình.
- Dùng không đúng liều lượng: Dùng ít hơn hoặc nhiều hơn liều khuyến cáo….
Thực trạng trên dẫn đến nguy cơ: Bệnh không khỏi, diễn tiến nặng hơn, có thể gây biến chứng, bị tác dụng phụ của thuốc (dị ứng, tiêu chảy…), nguy hiểm hơn là gây nhờn thuốc, làm mất dần đi vai trò của kháng sinh trong trị bệnh nhiễm khuẩn.
Vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn được bác sĩ kê đơn sử dụng; dùng đúng liều, số lần dùng/ngày và đủ thời gian (thường từ 5-10 ngày, tuỳ từng trường hợp nhiễm khuẩn); có thể sử dụng thêm vi khuẩn sống (probiotics) để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa khắc phục tiêu chảy rối loạn đường ruột khi dùng kháng sinh.
Aspirin, ibuprofen không được sử dụng cho người bệnh loét đường tiêu hóa.
Bổ sung nước và điện giải
Các tình trạng có thể gây nên mất nước và điện giải trong mùa hè của cơ thể như: tiêu chảy ra mồ hôi nhiều (khi tập luyện), sốt cao, sốt nhiều ngày (như khi bị sốt xuất huyết)… Trong những trường hợp này cần bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể, thường dùng là dung dịch oserol, viên hydrit…
Lưu ý, khi dùng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn của sản phẩm để pha đúng tỷ lệ. Không pha đại khái, ang áng mực nước… dẫn tới không đúng nồng độ: Nếu nhạt, không có tác dụng bù dịch sẽ nguy hiểm; nếu mặn dẫn tới tế bào bị mất nước, ngộ độc muối… gây tổn thương tế bào cơ quan, gây phù não nguy hiểm cho tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nhóm vitamin
Trong cơ thể vitamin với vai trò là chất xúc tác cho các phản ứng sinh học: Đồng hoá và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cần cho hoạt động sống của các tế bào, chống ô xy hoá, chống nhiễm trùng tăng cường miễn dịch…
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm mát, giải độc… nhiều người tìm đến các loại vitamin để bổ sung, nhất là vitamin C, multivitamin... Thế nhưng chỉ bổ sung bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, khi cơ thể bị thiếu.
Không tự ý dùng và dùng kéo dài sẽ gây bệnh do lạm dụng vitamin Ví dụ: Lạm dụng vitamin C có thể gây sỏi thận làm toan máu tiêu chảy hay viêm loét đường tiêu hóa viêm đường tiết niệu giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu….
Tốt nhất là nên ăn nhiều rau củ, quả… tăng lượng vitamin thiên nhiên sẽ an toàn cho cơ thể.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:03 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:09 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:07 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:04 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:01 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:08 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:04 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:06 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:00 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023