Mắc bệnh loãng xương do sử dụng thuốc - Nguyên nhân do đâu?

Loãng xương do thuốc, vì sao?

Bệnh thường gặp

Loãng xương là một trong những tác dụng phụ của một số thuốc khi dùng để chữa bệnh với diễn biến âm thầm khó phát hiện.

Bởi vậy, cả thầy thuốc và bệnh nhân cần biết về tác dụng không mong muốn này, dùng thuốc thận trọng để đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu nhất...

Thuốc gây loãng xương như thế nào?

Loãng xương do thuốc là tình trạng xương bị mất chất khoáng do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh gây ra. Sự uống thuốc không cẩn trọng, uống thuốc bừa bãi, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hoặc điều trị không toàn diện có thể dẫn đến loãng xương. Kết quả, sau khi điều trị bệnh chính, người bệnh có thể phải điều trị tiếp theo bệnh loãng xương do thuốc gây ra.

Tùy vào từng nồng độ thuốc dùng (cao hay thấp), tùy vào thời gian sử dụng (ngắn hay dài) và đường dùng (uống hay tiêm), hiện tượng loãng xương do thuốc xảy ra ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Giống như loãng xương thông thường loãng xương do thuốc cũng được xác định bằng cách đo mật độ xương Người ta sẽ đo độ hấp thụ tia X khi chụp xương và từ đó đánh giá về mật độ xương. Điều khác biệt ở loãng xương do thuốc là: nếu dừng thuốc đúng lúc, loãng xương do thuốc không gây hệ lụy nghiêm trọng. Nhưng nếu dùng thuốc kéo dài, loãng xương do thuốc có thể gây gãy xương đùi và có thể dẫn tới tử vong ở người lớn tuổi. Câu hỏi được đặt ra là:  Thuốc nào và bằng cách nào chúng có thể gây ra loãng xương?

Quy trình canxi đi vào xương như sau: canxi được hấp thu từ ruột, sau đó dưới tác dụng của vitamin D sẽ đi vào xương, tạo cốt bào sử dụng để tạo xương, hủy cốt bào sửa chữa hủy bớt phần xương thừa. Nếu như các thuốc tác động vào một trong các mắt xích này thì gây ra loãng xương.

Xét theo cơ chế phân tử, các thuốc gây loãng xương theo các cơ chế sau: tăng thoái biến vitamin D, ức chế tạo cốt bào, tăng hoạt động của hủy cốt bào, giảm hòa tan canxi tăng biệt hóa nguyên tạo cốt bào sang tế bào sinh mỡ.

Giảm hòa tan canxi trong ruột chính là các thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Dùng thuốc này càng mạnh, càng kéo dài thì nồng độ axit trong dạ dày càng xuống thấp khiến cho canxi khó hòa tan. Do đó giảm khả năng hấp thụ canxi vào trong máu. Nồng độ canxi hạ thấp khiến cho thiếu nguyên liệu tạo xương. Với loại loãng xương này có thể dùng canxi bổ sung.

Tăng sự thoái biến vitamin D làm cho canxi đi vào máu nhưng khó lắng đọng vào xương. Đây là tác dụng phụ của thuốc điều trị động kinh. Thuốc điều trị động kinh phải uống tới 2 năm. Thời gian này đủ để cho một người phụ nữ 40 tuổi chuyển sang loãng xương. Với loại loãng xương này, chỉ cần dùng vitamin D tăng cường.

Tăng hoạt động của hủy cốt bào là tác dụng phụ của thuốc chống đông máu thuốc tránh thai progesteon, thuốc điều trị suy giáp trạng. Chúng làm tăng tốc độ hủy xương của các tế bào hủy cốt bào khiến cho xương bị hủy hoại nhiều hơn. Với loại loãng xương này, chúng ta phải dùng thuốc ức chế hủy cốt bào để điều trị.

Giảm hoạt động của tạo cốt bào là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm loại ức chế thoái biến serotonin, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 loại thiazolidinedion, thuốc điều trị bệnh tự miễn loại corticoid Khi tế bào tạo cốt bào giảm hoạt động thì phần xương mới chậm được tạo ra. Do đó, xương bị mất chất canxi nhanh chóng. Thuốc làm tăng hoạt động của tạo cốt bào có thể sử dụng trong trường hợp này như các chế phẩm PTH peptid.

Cách gì để khắc phục?

Để phòng chống loãng xương do thuốc, bác sĩ khi kê đơn cần chú ý loại thuốc người bệnh đang uống. Nếu thuốc người bệnh đang dùng nằm một trong các thuốc trên thì cần điều chỉnh liều dùng phù hợp. Theo dõi sát triệu chứng và giảm liều ngay khi có thể. Ví dụ: thuốc chống đông máu cần giảm liều ngay khi rối loạn tăng đông được khắc phục. Giảm liều tiến tới dừng thuốc rất có giá trị làm ngừng hãm loãng xương

Chúng ta có thể dùng thêm vitamin D bổ sung nếu như người bệnh phải dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng từ 1 tháng trở lên. Ví dụ như thuốc giảm tiết axit loại kháng histamin trên thụ cảm thể H2. Liều dùng bổ sung canxi được tiến hành ngay khi người bệnh dùng thuốc. Chú ý chức năng thận tránh tạo sỏi thận Bạn rất nên dùng thêm vitamin D ở trong trường hợp này.

Vitamin D cũng rất nên dùng khi bạn dùng thuốc điều trị động kinh thế hệ cũ loại phenytoin. Loại thuốc này ngày nay ít được dùng vì phổ hẹp của nó. Nhưng với những thể bệnh động kinh khó trị thì phenytoin rất hữu ích. Khi đó, nên sử dụng tăng cường vitamin D và tiếp tục kéo dài thêm thời gian sử dụng vitamin D thêm 1 tháng sau đó. Ngay khi bạn được sử dụng thuốc tránh thai thuốc chống đông máu, thuốc điều trị suy giáp trạng, thuốc ức chế hủy cốt bào loại biphosphat có thể được xem xét dùng thêm vitamin D. Thuốc biphosphat chỉ nên dùng khi thang độ T của loãng xương dưới -1 vì thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ.

Bên cạnh các thuốc trên, bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá, tôm sữa hải sản, thủy sản trứng gan hoặc có thể uống thêm viên bổ sung dầu cá

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật