Nếu bé bị tiêu chảy, các mẹ cần tránh ngay thức ăn này
Cà rốt - vị thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em
Cảnh báo tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ và cách xử lý
Cá, tôm và các loại thủy sản
Cá, tôm và các loại thủy sản rất giàu dinh dưỡng nhất là đạm. Điều đó không cần bàn thêm. Nhưng nếu bé nhỏ bị tiêu chảy bạn nên loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi danh sách. Cho dù đó là cá trôi, cá trắm, cá chuối hay cá bống. Hoặc bạn có kỳ công mua cho được cá thu cá hồi cao cấp thì cũng cần chấm dứt. Bởi lẽ loại thực phẩm này có 2 điểm bất lợi. Thứ nhất, các nhóm thực phẩm này có chứa các phân tử protein kích ứng. Chúng dễ lọt qua hàng rào đường ruột, lọt vào máu, gây ra phản ứng dị ứng
thực phẩm. Hậu quả của phản ứng này là bé bị đau bụng và nôn trớ. Một em bé đã bị tiêu chảy không kể nguyên nhân, vốn đã bị đau bụng và mất nước qua phân, nay lại bị thêm đau bụng và nôn trớ thì thực chẳng khác gì “đổ dầu vào lửa”, bệnh sẽ nặng hơn, mất nước lại càng mất nước. Thứ hai, các thực phẩm này có lớp chất nhầy bề mặt, mùi tanh, dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Những vi khuẩn này là những mầm bệnh hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ em Lỡ dở trong quá trình chế biến, vận chuyển, chứa đựng thức ăn, bạn để dây những vi khuẩn này vào khẩu phần ăn của bé thì coi như bé đã được “tặng” thêm một lượng lớn mầm bệnh vào đường ruột đang yếu ớt Do đó, những thực phẩm nên đình chỉ, mặc dù nó tốt.
Sữa chua, váng sữa, phô mai các loại
Chúng tôi không phủ nhận quan điểm sữa chua có lợi cho tiêu hóa Nhưng đó là điểm lợi có được ở một trạng thái khỏe mạnh, một đường ruột khỏe mạnh. Nó có nhiều tác dụng mà một trong số đó là kích thích tiết dịch tiêu hóa mạnh. Nhưng trong hoàn cảnh bé đang bị đi ngoài sườn sượt đến ướt sũng quần thì sữa chua lại là thực phẩm rất không thích hợp. Kể cả bạn có mất công lựa chọn cho kỳ được loại sữa chua lên men từ Pháp, Ý hay Úc, sữa chua từ sữa bò cao cấp, bổ sung hoa quả hay vi sinh thì việc không thích hợp vẫn là không thích hợp.
Câu chuyện xảy ra tương tự với váng sữa phô mai uống phô mai que hoặc phô mai ăn liền. Váng sữa vẫn được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể ăn liền giống như sữa chua. Nhưng nếu cho bé đang bị tiêu chảy ăn thì bé sẽ đi ngoài nặng hơn.
Nguyên nhân là vì những thực phẩm này giàu tính axít (với sữa chua), giàu chất béo (váng sữa, phô mai). Những đặc tính này có hiệu ứng kích thích nhu động ruột mạnh làm ruột cử động mạnh hơn. Hậu quả, em bé sẽ bị đau bụng nhiều hơn nếu có đau bụng tiêu chảy nhiều hơn nếu phân có nước. Nó kích thích đường ruột tiết ra khá nhiều dịch nên phân lỏng sẽ gần như tóe nước khi bé buồn đi đại tiện.
Thực phẩm đồ hộp như patê, thịt lợn hộp, thịt bò hộp
Những thực phẩm đồ hộp vẫn được coi là một phát minh tốt nhất của xã hội công nghiệp. Nó giúp người ta dễ dàng có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc, mọi thời gian mà không cần chui vào bếp. Các bé nhỏ lại rất khoái khẩu đồ hộp. Lý do vì chúng mềm và chúng được nêm nếm gia vị từ công ty đánh lừa cảm giác đến thần kỳ. Gần như đứa trẻ nào cũng thích đồ hộp. Nhưng với đứa trẻ đang bị tiêu chảy, dù mẹ có mệt, mẹ cũng cố gắng nấu đồ ăn cho nhóc nhỏ, đừng sử dụng đồ hộp, vì tiêu chảy sẽ rất khó liền.
Lý do là vì thực phẩm đồ hộp thường chứa thực phẩm trong thời gian dài. Những thực phẩm này không còn nguyên chất dinh dưỡng như ban đầu. Bé tiêu chảy vốn đã ăn được ít, nay lại ăn thực phẩm bị nghèo dinh dưỡng đi thì thực không tốt. Song nguyên nhân chính có lẽ nằm ở chỗ chất bảo quản và quy trình chế biến. Các chất bảo quản và quy trình chế biến có thể bị vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm ở một khâu nhỏ nào đó, với em bé khỏe mạnh thông thường thì lỗi này không có ý nghĩa gì. Nhưng với bé đang bị tiêu chảy thì đó là một lỗi khó chấp nhận. Nó sẽ làm bé tiêu chảy tiếp tục tiêu chảy mạnh hơn, số lần tiêu chảy gần như không được khống chế. Rất khó nói được rằng các thực phẩm đồ hộp hoàn toàn không có vi sinh vật hoặc không có bào tử vi khuẩn. Các thực phẩm này nên được loại bỏ, tương tự như thế với xúc xích các loại.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng các loại
Với các bé khỏe mạnh, nước hoa quả là một loại nước rất tốt. Nhưng với các bé tiêu chảy, chúng tôi khuyên nên cân nhắc loại thực phẩm này. Không phải do các thực phẩm này không tốt. Mà lý do của việc nên cân nhắc là vì các thực phẩm này dễ tiếp nạp thêm vi khuẩn trong quá trình sơ chế.
Nước hoa quả nước mía nước dừa hoa quả xắt miếng có đặc điểm là thơm, nhiều đường. Chúng thu hút các loại côn trùng, nhất là ruồi. Dụng cụ chế biến nước hoa quả hay nước mía như máy xay, máy ép dễ bị bám cặn đường. Dù bạn có che chắn, che đậy thì bạn chỉ che đậy được những côn trùng đại thể như ruồi, muỗi. Bạn không thể che chắn, ngăn cách các vi sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn Chúng vẫn bám vào, lên men và đôi khi tiếp nạp thêm ngay bạn chế biến xong. Nếu làm xong, vì một lý do nào đó, bạn chưa cho bé ăn ngay, chúng đã tiếp nạp thêm các vi khuẩn. Nếu các bé được cho ăn những thực phẩm này thì càng bé dễ bị tiêu chảy nặng thêm. Bạn chỉ cần để đĩa dưa hấu xắt miếng ở ngoài bàn chừng 30 phút là bé đã có thể có nguy cơ nhiễm thêm vi khuẩn thêm rồi.
Một số loại rau có tính nhớt
Một số loại rau có tính nhớt như rau đay rau mồng tơi rau ngót nhật, mướp nhật... mặc dù có tính mát nhưng lại không phù hợp với các bé đang bị tiêu chảy. Nếu bạn có ý định chế biến bữa ăn cho bé hoặc là làm phong phú màu sắc cho bữa ăn dặm của bé thì nên chọn loại khác, tránh những thực phẩm nhớt ở trên. Vì nếu có lỡ ăn các thực phẩm này vào, các bé tiêu chảy khó cầm hơn.
Nguyên cớ chính ở tính nhớt của thực phẩm. Chúng kích thích ruột nhu động mạnh hơn, đẩy phân và nước ra ngoài nhanh hơn, trước cả thời điểm chúng kịp được hấp thu vào trong ruột. Và vì thế, miệng cứ ăn vào rồi lại dưới lại tuôn ra một cách vô ích. Tiếp nữa, tính nhớt của thực phẩm làm tích nước ở trong phân. Chúng ta đang cần làm đông se phân lại, nay lại đưa 1 chất tích nước trong phân thì đúng thực là “ông nói gà, bà lại nói vịt”, chúng mâu thuẫn nhau và đưa tới hậu quả, số lần tiêu chảy của bé trong một ngày không có dấu hiệu giảm xuống. Phương án ở đây là tạm dừng các loại rau có tính nhớt trong chế độ ăn của các bé.
Lời kết: việc loại bỏ các thực phẩm nguy cơ cao gây ra tiêu chảy không khó. Điều khó nhất là dỗ dành các bé ăn được trong điều kiện thực phẩm bị bó hẹp. Điều đó cần sự nỗ lực và kiên nhẫn của các bà mẹ với tình yêu thương được đặt lên trên đầu.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:06 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:07 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:03 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:06 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:00 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:06 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:06 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:06 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023