Những điều cần biết về tử thần mang tên “đột quỵ”, bạn chớ nên bỏ qua

Trong những năm trở lại đây, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa và đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại sao bệnh đột quỵ lại nguy hiểm?

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% trong số những người sống sót là có bình phục hoàn toàn, không bị di chứng và không cần phụ thuộc vào người khác.

Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc thì trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì đột quỵ tăng lên từ 1,7%-2,5%, trong đó tỉ lệ bệnh nhân nam cao gấp 4 lần nữ giới. Một điều đáng lo ngại nữa là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi trẻ 40-45 cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Thậm chí, những người ở độ tuổi 20, thậm chí trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Hiện con số thống kê cho nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/ năm.

Đột quỵ là tình trạng rối loạn chức năng tuần hoàn não, xuất hiện khi não bị thiếu máu cục bộ. Căn bệnh nguy hiểm này có thể lấy đi tính mạng của người bệnh hoặc để lại những di chứng nặng nề về vận động và thần kinh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo các chuyên gia về tai biến mạch máu não thì có một khoảng thời gian được coi là khung giờ vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ đó là khoảng 3-5 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân kịp thời được di chuyển đến bệnh viện và được điều trị với phác đồ tiên tiến hiện nay thì khả năng phục hồi sẽ rất cao. Ngược lại, nếu không được cấp cứu trong giờ vàng, người bệnh đột quỵ có thể sẽ phải chịu nhiều di chứng nặng nề của bệnh như liệt nửa người mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn tâm thần… Không những vậy, sau khi bị những biến chứng trên, nếu người bệnh không được chăm sóc đúng có thể gây một số bệnh kèm theo như loét viêm đường hô hấp tiết niệu… Trường hợp nặng còn có thể tử vong.

3 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau:

Thiếu máu não cục bộ: Trường hợp này chiếm 80-85% số ca đột quỵ và thường xảy ra do động mạch não bị hẹp và tắc. Nguyên nhân dẫn đến hẹp và tắc động mạch não thường là do có cục máu đông trong tim hoặc mạch máu bị xơ vữa và trôi lên não. Điều này cản trở lưu thông máu cung cấp lên não khiến các tế bào não bị thiếu hụt oxy quá mức và bị chết đi. Các tế bào não bị chết sẽ ảnh hưởng đến vùng cơ thể mà nó chi phối, gây ra các hiện tượng như rối loạn tri giác, liệt tay chân liệt mặt nói ngọng

Xuất huyết não: Đây là trường hợp mạch máu não bị vỡ, kết quả là các chất phóng thích từ hồng cầu vỡ sẽ gây tổn thương não sau xuất huyết Nguyên nhân này chiếm 15-20% các cơ đột quỵ não. Những người bị huyết áp cao đồng thời gặp phải chứng phình động mạch não hay mạch máu não bị dị dạng bẩm sinh thường có nhiều nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết não

Bị bệnh cao huyết áp: Người bị cao huyết áp đặc biệt có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn hẳn những người khác huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu dẫn, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm như: huyết áp cao động mạch vành nhồi máu cơ tim nhồi máu não suy tim đột quỵ... Nhóm bệnh nhân bị huyết áp cao thường rơi vào những người mắc bệnh tim mạch đái tháo đường xơ vữa động mạch rối loạn mỡ máu

Ngoài 3 nguyên nhân chính nói trên cũng phải kể đến một vài yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ như: Tuổi tác và lối sống không lành mạnh. Người cao tuổi có sức khỏe kém dễ bị đột quỵ hơn người trẻ. Tuy nhiên người trẻ nếu lạm dụng rượu bia thuốc lá ít vận động stress và để bị béo phì thì cũng khó tránh bệnh. 

Một số cách phòng ngừa đột quỵ

Có đến 90% bệnh nhân phải chịu nhiều di chứng nặng nề về vận động và thần kinh do đột quỵ gây ra như liệt nửa người suy giảm trí nhớ Do đó, cần chú trọng phòng ngừa đột quỵ từ sớm để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của !--adspag

Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giảm nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch xuất hiện cục máu đông, từ đó phòng ngừa đột quỵ tốt hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho cơ thể tim mạch, huyết áp và não bộ sẽ là: Không ăn quá nhiều muối, hạn chế thịt sữa tránh xa thực phẩm chứa nhiều cholesterol ăn thực phẩm giàu chất xơ uống nhiều nước, tránh hút thuốc lá và và rượu bia Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh phải là cơ chế vận động phù hợp. Không nên để cơ thể chây ì mà dành thời gian cho tập thể dục thể thao. Việc làm này không những giúp cơ thể khỏe mạnh, lưu thông, tuần hoàn tốt mà còn giảm hẳn stresscác bệnh về tâm lý nên cũng giảm tải áp lực cho não.

Hãy là người chủ động trong cuộc sống bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kì và điều trị các bệnh nguy cơ như tiểu đường tăng huyết áp thừa cân béo phì tim mạch để kiểm soát sức khỏe của mình tốt hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật