Phòng biến chứng sau sởi cho trẻ em, cha mẹ không nên chủ quan
Nhiều người băn khoăn tình trạng trẻ sốt cao liên tục 3 ngày, kèm theo chảy nước mắt ho sổ mũi hoặc bị sổ mũi ho có đờm 4 ngày, đã cho bé uống autusin và sero tiffy nhưng sáng thấy nổi mẩn đỏ ở lưng, đến tối có thêm mẩn ở trán, sau tai và má… thì có phải bị sởi không? Có thể bôi cho bé loại kem hay thuốc gì để da bé hết ngứa và hết bong tróc sau khi lên sởi?
ThS. Đinh Thị Thu Hương, Chuyên khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tư vấn giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến triệu chứng, biểu hiện, các giai đoạn phát bệnh của sởi như sau:
Câu hỏi 1: Chào bác sĩ! Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi được 29 tháng, bị sổ mũi, ho có đờm 4 ngày. Hôm nay nước mũi chuyển sang màu vàng đặc. Tôi cho uống autusin và sero tiffy nhưng buổi sáng cháu nổi mẩn đỏ ở lưng, đến tối thấy xuất hiện thêm mẩn ở trán, sau tai và má. Cháu không sốt. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu cháu có bị sởi không? Cần phải làm gì? Cháu mới tiêm 1 mũi phòng sởi thôi ạ. Tôi cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Việc tiêm vắc-xin là biện pháp chủ động phòng bệnh sởi Các nghiên cứu cho thấy nếu tiêm vắc-xin mũi thứ nhất vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc-xin có đáp ứng miễn dịch 15% trẻ không có đáp ứng miễn dịch do chất lượng vắc-xin, tình trạng sức khỏe lúc tiêm… Chính vì thế, một phần nhỏ trẻ mặc dù đã tiêm phòng vẫn có thể mắc sởi.
Biểu hiện của bệnh sởi: Sốt đau họng chảy nước mũi có thể xuất hiện những đốm đỏ nhân trắng bên trong vòm miệng ở phía 2 bên má, gọi là đốm koplik. Qua ngày thấy xuất hiện các ban dạng sẩn, mịn như nhung, không ngứa mọc sau tai, mặt, sau lan xuống thân mình và các chi… Bạn nên đưa cháu đến khám tại cơ sở y tế để có thể khám và chẩn đoán kịp thời.
Chúc cháu mau khỏe!
Câu hỏi 2: Thưa bác sĩ, con cháu được 9 tháng tuổi, nặng 7kg bị phát ban, sau khi hết phát ban thì chuyển sang ho và sổ mũi. Đi khám thì bác sĩ bảo là bị sởi. Nhưng con cháu chỉ ho sổ mũi và ói (nôn), cháu ngủ ngoan, vui đùa bình thường, chỉ kén ăn. Vậy con cháu có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ sớm trả lời cho cháu đỡ lo. Cảm ơn bác sĩ!
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, có thể gây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp ho, giọt bắn, dịch họng… Bệnh biểu hiện gồm các triệu chứng: sốt viêm long đường hô hấp đau bụng và tiêu chảy phát ban dạng sởi. Biến chứng sau mắc sởi có thể có: Viêm thanh quản viêm phế quản viêm phổi viêm não, loét giác mạc…
Qua mô tả, con em đã được bác sĩ chẩn đoán sởi. Em cần chú ý chăm sóc cháu để tránh các biến chứng như: Nằm cách ly, tránh nơi đông người, vệ sinh răng miệng và thân thể, ăn lỏng dễ tiêu, các thức ăn giàu vitamin đặc biệt vitamin A. Cho trẻ uống đủ nước, hoa quả oresol Khi trẻ có xuất hiện tiêu chảy chú ý bù nước và điện giải. Chườm ấm khi sốt nhẹ, uống thuốc hạ sốt khi sốt cao theo chỉ định của bác sĩ.
Cần theo dõi một số dấu hiệu nặng của trẻ em như: Trẻ mệt, li bì, kích thích, bỏ bú, sốt cao, thở nhanh khó thở tiêu chảy ban sởi đã bay hết mà trẻ vẫn còn sốt… Nếu xuất hiện đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Bạn có thể đến các trung tâm y tế để được tư vấn và giải đáp thêm.
Chúc con em mau khỏe!
Câu hỏi 3: Em có 4 đứa cháu là 2 cặp sinh đôi. 1 cặp trai 6 tuổi và cặp còn lại 1 trai 1 gái 3 tháng tuổi. Bác sĩ có thể chia sẻ cho em cách phòng bệnh sởi cho 2 lứa tuổi như trên được không ạ? Nhất là 2 bé 3 tháng tuổi. Và gia đình phải làm như thế nào nếu trẻ mắc bệnh sởi ạ? Em cám ơn bác sĩ!
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm. Sởi có thể gây nên dịch nên việc phòng bệnh hơn chữa bệnh rất quan trọng. Qua câu hỏi của em, đối với 2 lứa tuổi trên có một số biện pháp phòng ngừa như sau có thể tham khảo:
1. Đối với cặp 3 tháng tuổi: Nhìn chung, trong giai đoạn này (trẻ dưới 9 tháng tuổi), trẻ vẫn còn sức đề kháng do mẹ truyền cho (với điều kiện mẹ của trẻ trước đó đã tiêm phòng sởi). Chính vì thế, em cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bú mẹ đến 6 tháng tuổi, bổ sung vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tăng cường giữ vệ sinh cá nhân bàn tay và vệ sinh môi trường sống thông thoáng sạch sẽ, không tiếp xúc với người bệnh sởi hoặc nghi mắc bệnh sởi…
2. Đối với cặp 6 tuổi: Phòng chủ động bằng vắc-xin, tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tối đa tiếp xúc nguồn bệnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vitamin
Em có thể đến các trung tâm y tế dự phòng để có thể được tư vấn cụ thể hơn.
Chúc em và các cháu luôn khỏe!
Câu hỏi 4: Con tôi được 32 tháng và đã tiêm ngừa 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) lúc 1 tuổi. Thứ 7 ngày 12/4, bé có dấu hiệu sốt và sốt cao 40 độ C kèm theo chảy nước mắt và đổ ghèn xanh. Tôi cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ không trở về bình thường mà vẫn còn hâm hấp nóng, khoảng 38 độ C.
Đến tối 14/4, tôi cho cháu đi khám và xét nghiệm máu ở bệnh viện Mê Kông thì được bác sĩ cho biết, bé có lượng bạch cầu cao, không bị sốt xuất huyết, cổ họng hơi đỏ và sưng (bé đã ho và sổ mũi trước khi sốt). Bác sĩ cho bé uống kháng sinh, thuốc ho, thuốc giảm sưng, men tiêu hóa và dặn, nếu sau 2 ngày bé không bớt thì trở lại khám, nếu bớt thì uống thêm 3 ngày nữa.
Sau khi uống thuốc bé đã hết sốt và bớt ho nhưng mắt vẫn còn sưng (bớt chảy ghèn xanh) nhưng do bé rất hay dụi mắt (không cản bé kịp) nên mắt nổi gân đỏ rất nhiều. Tới 18/4, bé không sốt nhưng vẫn còn ho và đỏ mắt. Vậy con tôi có bị khả năng bị nhiễm sởi không? Trên da bé hoàn toàn không thấy có dấu hiệu nổi bất kỳ mẩn, mụn hay hột gì hết. Da bình thường từ đầu đến chân. Nếu có tôi phải làm gì? Rất mong được giải đáp!
Qua mô tả của bạn, con bạn đã tiêm ngừa 3 trong 1 (sởi quai bị rubella) lúc 1 tuổi. Hiệu quả của vắc-xin này rất cao ngay khi tiêm lần đầu tiên (trừ các trường hợp không có hiệu quả do chất lượng vắc-xin, cách bảo quản, cách tiêm, tình trạng sức khỏe…). Cũng như các vắc-xin khác, tiêm vắc-xin sởi, quai bị rubella không có hiệu quả phòng bệnh 100%.
Biểu hiện của bệnh sởi kinh điển gồm sốt ho khan đau cổ họng đau mắt đỏ. Đến ngày thứ 3 sẽ xuất hiện những đốm đỏ nhân trắng bên trong vòm miệng ở phía 2 bên má, gọi là đốm Koplik. Qua ngày thứ 3, các đốm sởi đỏ, thường dính chùm với nhau mọc ở đầu, mặt, sau tai. Trong 4 - 5 ngày tiếp theo bệnh sởi sẽ lan xuống tay, thân mình, đùi, chân và bàn chân. Ngoài ra, để chẩn đoán sởi còn dựa vào xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán sởi IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi. Bạn có thể đưa cháu đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi hoặc Truyền nhiễm để có thể khám và chẩn đoán kịp thời.
Câu hỏi 5: Thưa bác sĩ, bé trai nhà em năm nay 3,5 tuổi. Tuần trước bé bị lên sởi, hiện đã bay hết nốt ban được 3 ngày, giờ cháu đang bị bong da. Da bé bị bong thành từng tảng to ở khu vực hậu môn, các khu vực khác thì bị sủi vảy và ngứa.
Em muốn hỏi có thể bôi cho bé loại kem hay thuốc gì để da bé hết ngứa và hết bong tróc không ạ? Hiện em đang tích cực cho bé uống nước cam, chanh và nước lọc, không bổ sung thuốc gì. Và sau khi bị sởi thì bé có phải tiêm vắc-xin sởi không ạ? Trước đấy bé chưa tiêm vắc-xin sởi. Em xin cảm ơn tư vấn của bác sĩ ạ!
BS. Nguyễn Thị Vân (Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế) đã trả lời câu hỏi này như sau:
Bệnh sởi do vi-rút sởi gây ra. Vi-rút sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn, bệnh lây nhiễm người sang người do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi nói chuyện. Thời điểm lây lan mạnh nhất là trước giai đoạn mọc những nốt ban đến 4 ngày sau phát ban. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Bệnh sởi được chia làm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: Trẻ có thể bị sốt từ 38,5 độ C đến 39 độ C.
- Giai đoạn xuất tiết: Đây là thời kỳ dễ lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Có thể có sốt cao co giật kèm mệt mỏi nhức đầu đau cơ đau khớp Giai đoạn này trẻ có những triệu chứng xuất tiết như chảy nước mắt kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù hắt hơi sổ mũi khàn giọng Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy
- Giai đoạn phát ban: Xuất hiện ban, triệu chứng điển hình của sởi. Ban xuất hiện tuần tự đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng, lưng, 2 tay và sau cùng là 2 chân. Ban sởi màu đỏ, có một số ban kết hợp lại với nhau. Xen kẽ giữa các ban đỏ là các vùng da lành. Đây cũng là một trong những dấu hiệu phân biệt với các loại phát ban khác.
- Giai đoạn phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da, có vết vằn như da hổ hoặc bong thành từng mảng và ngứa.
Vậy là con em đang ở giai đoạn phục hồi, em nên thường xuyên rửa mặt, vệ sinh răng miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho bé; lau người cho bé hàng ngày bằng khăn sạch, mềm; cách ly bé, cho bé ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Em nên cho bé ăn thức ăn lỏng nhưng đủ dinh dưỡng để dễ tiêu hóa, bổ sung thêm nước hoa quả và vitamin C cho bé. Em có thể dùng hồ nước bôi vào những vùng da bị bong cho bé dễ chịu.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc-xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời. Cẩn thận thì em cho bé xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì không cần tiêm vắc-xin sởi nữa.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:04 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:01 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:04 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:01 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:07 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:05 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023