Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa (RLTH) là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.

Rối loạn tiêu hóa nguyên nhân và điều trị

Rối loạn tiêu hóa là gì?

2. Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng chính của RLTH gồm:

- Thay đổi thói quen đại tiện: tiến triển chậm nhưng nặng dần. Người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón ngày tiêu chảy đi đại tiện không đều đặn như trước. Người bệnh có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

- Đau bụng: Có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp cơn đau có thể lan ra sau lưng.

- Đầy hơi: Đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của RLTH. Bụng căng to ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.

- Một số triệu chứng khác: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng buồn nôn, nôn, v.v...

triệu chứng của rối loạn tiêu hóaTriệu chứng rối loạn tiêu hóa

3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy RLTH có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin có thể đóng vai trò chủ yếu. Một giả thuyết khác là khí methan sinh ra nhiều trong ruột già (và ruột non) dẫn đến RLTH.

4. Xét nghiệm và chẩn đoán

Vì rối loạn tiêu hóa có cùng triệu chứng với nhiều bệnh nguy hiểm hơn, như ung thư (nhất là ung thư đường ruột), hoặc các bệnh khác như loét tiêu hóa viêm đại tràng bệnh tuyến giáp giun sán viêm tụy mạn, không dung nạp lactose v.v… nên bệnh nhân cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.

5. Điều trị rối loạn tiêu hóa

- Thay đổi chế độ ăn:

+ Thức ăn, nước uống không gây ra RLTH nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

+ Tránh các thức ăn gây đầy hơi: hành tây tỏi đậu, cần tây, bắp cải, mận chuối nho khô rau húng quế v.v... Không uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa

Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều Sorbitol (một loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật o­ng và một số trái cây).

+ Ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón

tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng hoạt động hiệu quả hơn.

- Điều trị thuốc

thuốc điều trị tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên trong RLTH thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong điều trị  trị, chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.

+ Các loại thuốc tiêu biểu như dicyclomin HCl (Bentyl), hyoscyamin sulfat (Levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy

Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (Imodium) hoặc diphenoxylate (Iomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc nhuận tràng khi bị táo bón

Một số bệnh nhân RLTH với biểu hiện tiêu chảy có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống amitriptylin (Elavil), một loại thuốc chữa trầm cảm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật