Viêm phổi do tụ cầu nguy hiểm, bạn chớ nên coi thường

Tụ cầu (Staphylococcus) là vi khuẩn gram dương, sản xuất nhiều độc tố và enzym ngoại bào, trong đó chủng tụ cầu vàng (S. aureus) tạo ra men coagulaza. Vi khuẩn có thể tạo vỏ polyscaccarid chống lại thực bào và dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Dạng không có vỏ chủ yếu gây bệnh tại chỗ, nhưng khi vào máu theo đường tiêm truyền thì hay gây sốc nhiễm khuẩn.]

Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào nhu mô phổi qua hai đường: hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Thường sau bệnh cúm hoặc ở người suy giảm miễn dịch tụ cầu theo dịch tiết đường hô hấp trên bị hít vào phổi. Trường hợp thứ hai tụ cầu theo đường máu đến gây viêm phổi Bệnh hay xảy ra sau khi bị mụn nhọt

ngoài da viêm tắc tĩnh mạch viêm màng trong tim viêm phổi do tụ cầu ít gặp nhưng là bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng vi khuẩn có thể tạo vỏ polyscaccarid chống lại thực bào. Khi có vỏ bọc, tụ cầu dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Dạng không có vỏ chủ yếu gây bệnh tại chỗ, nhưng khi vào máu theo đường tiêm truyền thì hay gây sốc nhiễm khuẩn.

Viêm phổi thường nhiều ổ, tâm ổ viêm là phế quản hoặc tiểu phế quản viêm hoại tử xuất huyết Ổ viêm thâm nhiễm bạch cầu hạt trung tính phù nề xuất huyết. Các ổ viêm này vỡ tạo ra các ổ áp-xe. Ở những ca nặng, thành phế nang thường bị phá huỷ. Không khí vào những phế nang bị phá huỷ nhưng không thoát ra được, tạo ra các túi khí thành mỏng (pneumatoceles), đây là đặc trưng của viêm phổi do tụ cầu.

Người mắc bệnh có dấu hiệu gì?  

Viêm phổi tụ cầu thường liên quan đến bệnh cúm, sởi, hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính suy giảm miễn dịch Bệnh xảy ra rất nhanh sau nhiễm tụ cầu đường hô hấp trên. Khi đã viêm phổi triệu chứng của cúm, sởi thường nặng lên. Triệu chứng phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh ho ít gặp ho ra máu   Có thể gặp suy hô hấp sốc nhiễm khuẩn,  nhiễm độc hệ thống khó thở hoại tử và hình thành ổ áp-xe. Hai biến chứng hay gặp nhất là tràn dịch màng phổi và mủ màng phổi. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh là: điều kiện sống kém, sử dụng kháng sinh bừa bãi, bệnh nhân nằm viện lâu ngày. Người ta cho rằng khi một người bị bệnh cúm thì virut cúm làm giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho tụ cầu xâm nhập vào đường hô hấp, đồng thời làm giảm chức năng lông chuyển trong việc làm sạch và dọn dẹp tụ cầu.

Nhiễm tụ cầu lây lan qua đường máu đến phổi do sự nghẽn mạch bởi những ổ nhiễm khuẩn nội mạch. Thường gặp những trường hợp tắc nghẽn nhiễm khuẩn phổi là viêm màng trong tim bên phải nhất là ở các đối tượng hay tiêm chích, hoặc viêm tĩnh mạch huyết khối nhiễm khuẩn là biến chứng hay gặp nhất do việc đặt ống thông tĩnh mạch Bệnh viêm phổi loại này thường được báo hiệu bởi cơn đau ngực kiểu viêm màng phổi cấp tính kèm khó thở  

Xét nghiệm: nhuộm gram đờm thấy cầu khuẩn tụ tập từng đám, có khi nhìn thấy tụ cầu trong bạch cầu vì tụ cầu còn sống nhiều giờ sau khi bị thực bào.

Bạch cầu máu ngoại vi tăng cao, chuyển trái. Thiếu máu hay gặp khi có nhiễm khuẩn máu. Chụp Xquang phổi thấy hình ảnh nhiều ổ viêm phổi dạng tròn, kích thước không đều,  ở hai bên phổi, không đối xứng. Khám thấy rì rào phế nang giảm và nhiều ổ ran nổ.

Tụ cầu không những gây viêm phổi mà còn gây ra một số bệnh khác ở vùng tai mũi họng đó là: viêm họng   thường chiếm đa số khi phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân, đặc biệt là ở trẻ em bị viêm họng dịch rỉ. Những trường hợp bệnh này thường xuất hiện cùng với nổi ban dạng tinh hồng nhiệt và hậu quả là gây nhiễm độc toàn thân khá nặng. Bệnh viêm khí quản do tụ cầu có thể chẩn đoán được ở trẻ em khi có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân và nuôi cấy bệnh phẩm thấy tụ cầu dương tính nhưng

lại có ít thâm nhiễm ở phổi. Tụ cầu còn là nguyên nhân nổi trội gây nên bệnh viêm xoang mạn tính, nhất là ở những người sau khi điều trị bằng các loại kháng sinh thiếu hoạt tính chống loại tụ cầu này tụ cầu vàng cũng là mầm bệnh chủ yếu gây viêm xoang bướm.

Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy công tác điều trị đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh thích hợp. Tốt nhất là sử dụng thuốc theo kết quả kháng sinh đồ. Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài 4 tuần.  Đối với những bệnh nhân bị dị ứng penixilin, có thể dùng thuốc thay thế là cephalosporin thế hệ thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba. Hoặc nếu tiền sử có quá mẫn thì nên dùng vancomyxin thuốc tiêm gentamyxin có thể dùng khi có nhiễm khuẩn huyết Trường hợp nặng có thể dùng imipenem.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật