Viêm phổi ở người cao tuổi, phải làm sao để phòng tránh?

Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi. Bệnh không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn hay gặp ở người cao tuổi. Đáng nói, viêm phổi ở người cao tuổi bệnh tiến triển nặng hơn so với người trẻ. Bệnh gia tăng khi trời trở lạnh.

Vì sao người cao tuổi dễ mắc viêm phổi?

Viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ với thời tiết thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn Mặt khác, người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: các bệnh ác tính bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đái

tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi... Bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với khí lạnh. 

Thông thường có 2 nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi, có loại không do vi khuẩn và có loại do vi khuẩn.

- bệnh phổi do vi khuẩn: Tuy vẫn còn các bệnh phổi do phế cầu nhưng hiện nay cần chú ý hơn đến tụ cầu và liên cầu. Ngoài ra còn có các vi khuẩn gram (-) E.coli... Trên những bệnh nhân dùng kháng sinhcorticoid dài ngày có thể gặp nấm phổi.

- Bệnh phổi không do vi khuẩn: Có thể gặp tuy không nhiều viêm phổiviêm phế quản phổi do Ricketsia, bệnh virut do chim, bệnh phổi do Adenovirus, do các bệnh virut phát ban và nhất là bệnh phổi do mycoplasma pneumoniae. Nguy hiểm hơn cả là bệnh phổi do cúm.

Dấu hiệu nhận biết

Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm là âm thầm không rầm rộ. Người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều; thở nhanh, thở gấp hơn bình thường: Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu ra nhiều mồ hôi da tái nhợt, ăn không ngon miệng mệt mỏi Đặc biệt là ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn rối loạn tâm thần…

Điểm khác biệt viêm phổi ở người cao tuổi là khi chụp X quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng…

Cần làm gì?

Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh. Thể nhẹ có thể chữa trị theo dõi tại nhà. Các thể nặng phải được điều trị theo dõi tại viện.

Tùy thuộc vào tình trạng mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Nếu viêm phổi nguyên nhân do các vi khuẩn cư trú ở răng miệng, họng mũi, loại phế cầu khuẩn hemophilus influenzae... thì nguyên tắc là dùng kháng sinh sớm, phổ rộng.

Nếu người bệnh ho nhiều, các bác sĩ sẽ kê thêm dùng các thuốc giảm ho khó thở dùng các thuốc chống khó thở và trợ tim mạch.

Nếu người bệnh được dùng thuốc và theo dõi tại nhà thì chăm sóc người bệnh rất quan trọng để giúp người cao tuổi khắc phục được sức khỏe nhanh chóng. Người bệnh cần uống nhiều nước giúp loãng đờm dễ khạc và hạ sốt (dung dịch oresol nước hoa quả nước rau ); truyền dịch nếu cần; giữ ấm cho bệnh nhân, nơi nằm của bệnh nhân cần thoáng, ấm, khô ráo, không có gió lùa và yên tĩnh; cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp tùy từng giai đoạn bệnh (giai đoạn đầu ăn lỏng hoặc nửa lỏng, sau đó ăn đặc dần).

Những biến chứng và nguy cơ

Do các triệu chứng của bệnh tiến triển rất âm thầm ở giai đoạn đầu, thường chỉ thấy khó chịu, gai rét, sốt nhẹ, ho nhẹ bởi vậy nhiều trường hợp chủ quan nên dẫn đến bệnh nặng dễ gây những biến chứng nguy hiểm như:

Tại phổi: Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh. Xẹp một thùy phổi: do cục đờm đặc quánh gây tắc phế quản Áp xe phổi: sốt dai dẳng, khạc nhiều đờm có mủ. Tràn mủ màng phổi: Người bệnh sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi có mủ.

Tại tim: Nếu người bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng thì có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim: triệu chứng đau vùng trước tim nghe có tiếng cọ màng tim thường là viêm màng tim có mủ...

Phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Để phòng bệnh viêm phổi không nên để người cao tuổi bị nhiễm lạnh nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Giữ cơ thể ấm về mùa đông, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, nhất là với người cao tuổi và trẻ em Khi không cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm và đêm khuya, vì lúc đó thường

lạnh. Cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tốt nhất là sống trong môi trường trong sạch, ít khói bụi Nhà ở phải thông thoáng, về mùa lạnh phải được che kín các khe hở, nên đóng cửa để che bụi. Nằm ngủ nên đắp chăn ấm, giường ngủ nên có đệm. Mùa đông không nên tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín không có gió lùa.

Ngoài ra, người cao tuổi cần có chế độ sinh hoạt ăn uống tốt nhằm duy trì và tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: không hút thuốc lá, không uống rượu nghỉ ngơi tập luyện hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả tươi..,

Đối với người cao tuổi thường mắc bệnh mạn tính như bệnh đường hô hấp răng miệng... cần phải tích cực điều trị. Nếu có điều kiện nên tiêm phòng vắc-xin chống phế cầu, vắc-xin phòng cúm. Khi có những biểu hiện như sốt nhẹ, gai rét, mệt, ho thúng thắng... cần điều trị ngay vì nếu bệnh nặng rất khó chữa và nguy hiểm đến tính mạng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật