Chị em biết chưa: mắc bệnh răng lợi có thể tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh đấy!

Ít người nghĩ rằng, răng miệng có liên quan gì tới thai kỳ, hay khám vô sinh chẳng ai lại đi kiểm tra răng miệng. Thực tế chúng có thể tước đi cơ hội làm mẹ của phụ nữ.

Khó thụ thai vì hôi miệng

Nói về nguyên nhân hiếm muộn ở nữ giới, hầu như ai cũng nghĩ do buồng trứng rối loạn kinh nguyệt nhiễm khuẩn nạo hút thai… Nhưng có một vấn đề không nằm trong hệ sinh dục song lại ảnh hưởng tới khả năng mang thai, đó là răng lợi.



GS. Roger Hart và cộng sự tại trường ĐH Western Australia (Perth, Úc) đã nghiên cứu mối liên quan giữa khả năng thụ thaicác bệnh răng nướu. Họ đã nghiên cứu 3.400 phụ nữ trong quá trình cố gắng mang thai Kết quả là những người có vấn đề về răng nướu luôn mất nhiều thời gian để có thể mang thai Nguyên nhân là vi khuẩn gây viêm nướu có ảnh hưởng lên hệ miễn dịch và gây ra viêm niêm mạc tử cung ảnh hưởng tới quá trình thụ thai. Viêm niêm mạc tử cung càng lâu thì trứng càng khó làm tổ.

Theo nghiên cứu này, bệnh răng lợi gây ra tác hại cho việc thụ thai tương đương với béo phì Đồng thời, những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ bị sâu răng thì cũng dễ bị sâu răng sớm và viêm vòm họng. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn cần kiểm tra sức khỏe răng miệng điều trị bệnh nha nhu khi đang mong muốn có thai, và trong thai kỳ nếu có bệnh răng miệng bạn cần điều trị ngay.

Sảy thai vì viêm nướu

Hầu hết các thai phụ đều ít nhất một lần có rắc rối về răng miệng trong thai kỳ. Nguyên nhân là do quá trình mang thai làm thay đổi hormone làm tăng lưu lượng máu đến các mô nướu khiến chúng thêm nhạy cảm tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm. Tăng cường ăn vặtbà bầu cũng khiến cho răng nướu dễ bị viêm, sưng. Hậu quả là thai phụ bị các mảng bám trên răng và nhiễm trùng Khi bị viêm nướu thai phụ bị sưng, nóng, đỏ chán ăn Một số người sức đề kháng kém có thể bị tấy sốt mệt mỏi ảnh hưởng lớn tới con.

Hiệp hội sức khỏe răng miệng Mỹ chỉ ra rằng, căn bệnh viêm lợiphụ nữ trong thời kì mang thai có thể khiến cho tỷ lệ sinh non tăng lên cao, và tại Mỹ bệnh răng miệng được xem là nỗi đe dọa nghiêm trọng với thai kỳ. Giải thích cho mối liên hệ này, bác sĩ cho hay viêm lợi sẽ làm gia tăng quá trình sản xuất prostaglandin (thành phần thường tăng trong kỳ kinh nguyệt gây co bóp tử cung và đau bụng) và các yếu tố gây hoại tử u. Hai yếu tố trên làm tăng sự co bóp tử cung, kích thích sinh sớm.

Nguy hiểm hơn những vi khuẩn gây viêm nướu có thể tấn công trực tiếp vào thai nhi làm nhiễm trùng máu thiếu dinh dưỡng gây ra chết sơ sinh hoặc chết lưu thai. Trong những loại vi khuẩn “tấn công” răng nướu, Fusobacterium nucleatum là loại nguy hiểm nhất. Nghiên cứu của Hiệp hội thai phụ Mỹ, vi khuẩn này có thể vượt qua nhau thai của chuột, chúng cũng phá vỡ các mạch máu để tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế họ khuyến cáo thai phụ cần cẩn thận với sức khỏe răng miệng và cho rằng bệnh răng nướu là một trong những nguyên nhân gây ra thai chết lưu và đẻ non ở Mỹ.

Phòng tránh bệnh viêm lợi khi mang thai

- Nên khám nha khoa, lấy cao răng định kỳ nhất là ở giai đoạn bạn muốn mang thai

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi.

- Có thể sử dụng thêm nước súc miệngchỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

- Thay bàn chải sau khi ốm, nhiễm virus vì các mầm bệnh có thể cư trú trong bàn chải. Đặc biệt khi mang thai bạn mắc bệnh răng nướu thì cần phải thay ngay.



- Thai phụ thiếu calci cũng là nguyên nhân dễ gây ra sâu răng trong thai kỳ. Vì vậy hãy bổ sung calci đúng theo khuyến cáo, ăn sữa chua có thể ngăn ngừa chứng viêm lợi đau nhức răng.

- Không đánh răng trong vòng 30 phút sau khi nôn, hoặc không được dùng bàn chải này cho các lần đánh răng thông thường khác. Nguyên nhân vì khi nôn, acid dạ dày trào lên, bám vào bàn chải và ăn mòn men răng nếu chải ngay. Trường hợp này, bạn nên súc miệng bằng nước muối, nước flour trước khi đánh.

- Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật