Khoảng 95% số người tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, các bạn tham kham khảo thêm nhé!

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, tuy nhiên người cao tuổi mắc bệnh này chiếm tỉ lệ cao hơn cả.

Tăng huyết áp có thể đưa đến những hậu quả xấu, nhất là gây tai biến mạch máu não.

Bệnh tăng huyết áp ngày một gia tăng kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Vậy tăng huyết áp là gì

Một số yếu tố nguy cơ

Huyết áp tức áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (được gọi là huyết áp động mạch). Khi tim co bóp, máu sẽ được đẩy đi và ép vào thành của động mạch làm cho thành động mạch căng ra. Số đo của sức căng thành động mạch khi máu được đẩy vào là huyết áp tâm thu hay huyết áp cao nhất.

Sau khi co bóp tim sẽ dãn ra và lúc đó thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu, số đo ở thời điểm này là huyết áp tâm trương hay (huyết áp thấp nhất).

Khi trị số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg được xem là tăng huyết áp. Huyết áp ở một người bình thường là một trị số không phải lúc nào cũng hằng định mà có sự thay đổi một cách nhất định theo nhịp sinh học của con người.

Ở người huyết áp bình thường thì trong một ngày, đêm (24 giờ), lúc ngủ huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn lúc làm việc bình thường khoảng 20mmHg, cao hơn đỉnh lúc buổi chiều là 10%. Huyết áp bình thường cũng có thể thay đổi và biến thiên theo thời gian (huyết áp thấp nhất vào khoảng từ 1 - 3 giờ sáng lúc đang ngủ say và huyết áp cao nhất vào khoảng từ 8 - 10 giờ sáng).

Trị số huyết áp có thể thay đổi trong một thời gian ngắn ở một số người khi có yếu tố tác động như tâm lý (lo âu, sợ hãi, mừng vui...), vận động (đi lại, chạy nhảy, lên cầu thang, leo núi, đạp xe, chơi thể thao) hoặc môi trường (nóng lạnh) chất kích thích (thuốc lá, cà phê, rượu bia) và bệnh lý (nóng sốt đau đớn), hết các tác động này, huyết áp trở về như ban đầu. 

Về nguyên nhân làm tăng huyết áp có khoảng từ 93 - 95% số người tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (được gọi là THA nguyên phát) và số người tăng huyết áp biết được nguyên nhân chỉ chiếm khoảng từ 5 - 7% (THA thứ phát). Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh về thận (suy thận viêm thận mãn…), hoặc ở người bị hẹp eo động mạch chủ bệnh cường giáp trạng, hoặc mắc bệnh đái tháo đường

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, còn có nhiều yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến tăng huyết áp như do dùng một số thuốc có tác dụng phụ làm tăng huyết áp, bị bệnh đái tháo đường béo phì ít vận động hoặc người có tăng mỡ máu (cholesterol, tryglicerit), hoặc do xơ vữa động mạch.

Mỡ máu tăng cao, kéo dài rất dễ dẫn đến làm xơ vữa thành động mạch, đặc biệt là loại cholesterol xấu xơ vữa động mạch càng nhiều vị trí và càng nặng thì huyết áp càng bị tăng cao. Bên cạnh đó, người nghiện thuốc lá nghiện rượu thói quen ăn mặn có nhiều tác động xấu về tâm lý kéo dài (stress) cũng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Ngoài các yếu tố có nguy cơ cao làm tăng huyết áp, các thống kê cũng đã đề cập đến tăng huyết áp cũng có một tỉ lệ nhất định do di truyền.

Nên làm gì để phòng ngừa?

Nhiều trường hợp bị tăng huyết áp nhưng không hề biết, chỉ tình cờ phát hiện khi khám một bệnh nào đó hoặc qua khám bệnh định kỳ. Bởi vì, triệu chứng của bệnh THA rất nghèo nàn, không có biểu hiện gì khác thường, thậm chí, có không ít trường hợp khi bị tai biến xảy ra thì mới biết bị THA.

Vì vậy, bất kỳ người cao tuổi nào cũng nên đi khám bệnh định kỳ, nếu bị THA thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân (đo điện tim, siêu âm tim, chụp tim phổi xét nghiệm máu lúc đói để đo lượng đường máu, kiểm tra chức năng thận, kiểm tra mỡ máu và tổng phân tích nước tiểu).

Khi bị tăng huyết áp cần điều trị theo đơn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc hoặc tự động thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Với người THA, hàng ngày không nên ăn mặn, hạn chế hoặc kiêng uống rượu bia càng tốt. Thay vì ăn thịt, nên ăn cá bởi vì trong cá có loại protein làm giảm huyết áp, hơn nữa trong mỡ cá có nhiều omega3 là loại có khả năng điều hòa tim mạch

Vì vậy, trong một tuần nên ăn 3 lần cá thay cho ăn thịt. Đối với thịt đỏ (thịt trâu, bò, dê, ngựa, cừu…) không nên ăn hoặc ăn thật hạn chế, vì trong đó có chứa nhiều cholesterol Nên tăng cường ăn các loại giá đỗ và ăn thêm các loại đậu, đỗ khoai sọ ngô khoai tây (trong chúng có các chất tốt cho thành mạch máu).

Để hạn chế xơ vữa động mạch (vì xơ vữa động mạch làm THA và các nguy cơ tai biến về tim mạch, đột quỵ) cũng nên ăn thêm các loại thực phẩm có chứa chiều vitamin C vitamin PP như: các loại quả chín (cam, quýt, bưởi) hoặc ăn thêm một số loại rau (rau dền rau ngót rau đay, rau sam).

Nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, không nên tập những động tác mạnh, khó và tùy theo sức và điều kiện của từng người mà lựa chọn hình thức tập cho phù hợp. Mỗi một ngày nên có sự vận động của cơ thể bằng mọi hình thức với khoảng 30 - 60 phút chia làm 2 - 4 lần. Đi bộ, mặc dù là làm việc nhẹ nhàng nhưng có kết quả tốt cho sức khỏe

Tuy vậy, không nên tập thể dục hoặc đi bộ vào lúc trời lạnh hoặc nắng, nóng. Không nên đi vào các đường đông xe cộ qua lại hoặc vùng có nhiều bụi, khói, tiếng ồn. Ngoài ra, cần ngủ đủ thời gian trong một ngày, đêm, tránh thức khuya căng thẳng thần kinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật