Chế độ ăn không thể bỏ qua với người rối loạn lipid máu

Thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn lipid máu. Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn về chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu.

Theo các bác sĩ, các biện pháp điều trị không dùng thuốc thay đổi lối sống là biện pháp cơ bản trong điều trị rối loạn lipid máu Thay đổi lối sống một cách tích cực có thể phòng ngừa sự tiến triển hoặc thậm chí có thể làm thoái triển bệnh.  

1. Chế độ ăn

Thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn lipid máu Mục tiêu chung là ăn giảm acid béo, đơn giản là ăn giảm chất béo bão hòa chủ yếu có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Ngoại trừ dầu dừa dầu cọ và thịt các loại giáp xác như tôm, cua có chứa nhiều chất béo bão hòa.

Chế độ ăn kiêng kiểu miền Địa trung hải "A Mediterranean-type diet" được cho là chế độ ăn có tác dụng bảo vệ tối ưu, đặc biệt sau khi bạn bị nhồi máu cơ tim Bạn nên ăn nhiều chất xơ nhiều rau tươi, nhiều cá, ít thịt và muối, "không ngày nào là không ăn hoa quả Không ăn bơ và cream, ăn dầu ôliu dầu cá có chứa acid béo ômêga-3 làm giảm tỷ lệ bị đột tử làm tăng tuổi thọ và có tác dụng bảo vệ đặc biệt giai đoạn sau nhồi máu cơ tim

Với bệnh nhân tăng cholesterol máu nên kiêng ăn mỡ lợn.

 

Với bệnh nhân tăng cholesterol máu nên kiêng ăn mỡ lợn.

Với các bệnh nhân chỉ tăng cholesterol máu: kiêng ăn mỡ lợn, mỡ gà dầu dừa dầu cọ, các phủ tạng động vật như gan lòng, óc, bầu dục... các thịt tạp vụn như cổ, cánh, da... Hạn chế ăn trứng gà vịt.

Với các bệnh nhân có tăng cả triglycerid kèm theo thì phải kiêng thêm đường, mứt, mật, bánh kẹo rượu và các đồ uống có chất cồn Hạn chế các chất bột như bánh mì cơm gạo... Các thức ăn nên dùng là dầu đậu nành các lọai rau quả tươi, cá, thịt nạc.

Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo, đặc biệt đối với người lớn tuổi cần một chế độ ăn giảm muối.

2. Uống rượu vừa phải

Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành đột quỵ do làm tăng lượng triglyceride trong máu và làm tăng huyết áp Không nên uống quá 20-30g ethanol/ngày đối với nam giới và 10-20g ethanol/ngày với nữ giới.  

Uống rượu với lượng vừa phải (đặc biệt là rượu vang đỏ) có tác dụng bảo vệ tim do làm tăng lượng HDL-C và tác dụng chống oxy hóa.

3. Giảm cân và tập thể dục:

Giảm cân sẽ giảm được sự rối loạn lipid máu trên bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như tiểu đường tăng huyết áp giảm cân bằng cách ăn kiêng tăng cường tập thể dục giảm lượng rượu hàng ngày ở những người nghiện rượu thừa cân và giảm ăn muối.

Tập thể dục là rất quan trọng, nó có thể làm giảm được LDL-C và tăng HDL-C  

Tập thể dục là rất quan trọng, nó có thể làm giảm được LDL-C và tăng HDL-C

Tập thể dục là rất quan trọng, nó có thể làm giảm được LDL-C và tăng HDL-C. Tập thể dục còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh mạch vành

Bạn nên thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội trong 30-45 phút, 3-4 lần mỗi tuần. Mức độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật