Hướng dẫn cách ăn uống cho bà bầu 3 tháng cuối khỏe mạnh

Những tuyệt chiêu ăn uống giúp mẹ bầu 3 tháng cuối "giải quyết" mọi khó chịu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối không chỉ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp các bà mẹ tránh được một số bệnh lý nguy hiểm.

Giai đoạn 3 tháng cuối thường bắt đầu từ tuần 28 và kéo dài đến khoảng tuần thứ 40 thai kỳ Đây không chỉ là quãng thời gian thai nhi phát triển nhanh nhất mà còn là thời điểm để cơ thể mẹ bầu chuẩn bị cho công cuộc “vượt cạn”. Vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cần được đặc biệt chú ý. 

Nguyên nhân là do nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, lành mạnh sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và gây ra một số bệnh lý ở mẹ bầu. Sau đây là một số bệnh lý liên quan tới chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ mà các mẹ cần lưu ý:

1. Mệt mỏi

Vào 3 tháng cuối, thai nhi phát triển lớn, trọng lượng tăng khiến bà bầu thường gặp khó khăn trong sinh hoạt. Điều này sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi khó chịu.

Nhiều bà bầu cho rằng ăn các thực phẩm ngọt, nhiều đường giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, từ đó bà bầu sẽ bớt mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, ăn đồ ngọt chỉ khiến tình trạng đó trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, trong giai đoạn này, bà bầu cần tránh ăn các thực phẩm ngọt mà thay vào đó nên ăn nhiều các loại ngũ cốc hoa quả.

2. Đau đầu

Thai nhi càng lớn có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não khiến bà bầu bị đau đầu Bên cạnh đó chế độ ăn uống không hợp lý và sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá… cũng có thể khiến tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. 

Để khắc phục chứng đau đầu bà cầu cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như protein canxi magie sắt,… để cải thiện sức khỏe tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần tránh các loại đồ uống độc hại chất kích thích như cà phê, rượu bia thuốc lá

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để giúp thuyên giảm tình trạng này.

3. Đau ngực

Sự phát triển của các tuyến sữa sẽ khiến ngực của mẹ bầu cương tức và đau đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Để đẩy lùi chứng đau ngực khi mang thai mẹ bầu hãy giảm lượng muối trong thức ăn, uống nhiều nước hơn và thoa kem dưỡng ẩm  

4. Đau lưng

Trong những tháng cuối thai kỳ thai nhi phát triển lớn hơn khiến cột sống bị chèn ép, từ đó bà bầu luôn cảm thấy đau mỏi ở vùng lưng. Trong trường hợp này, bà bầu nên lưu tâm tới tư thế nằm ngủ của mình đồng thời bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi sắt.

5. Ợ nóng

Ợ nóng là một trong những bệnh lý thường gặp liên quan tới chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối. Khi mắc triệu chứng này, bà bầu hãy ăn nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa không ăn quá nhiều thức ăn.

Ngoài ra, cần tránh ăn trước khi đi ngủ, tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và thực phẩm đồ uống chứa caffeine như cà phê, cacao, nước có ga để giảm áp lực cho dạ dày

6. Thiếu máu

Khi mang thai bà bầu thường bị thiếu máu  Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ cá, đậu ngũ cốc vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc uống thuốc bổ sung sắt sẽ làm giảm tình trạng thiếu máu ở bà bầu.

7. Sưng phù chân tay

Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể giải phóng chất lỏng dư thừa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần hạn chế sử dụng muối và tránh ăn mặn để tránh bị tích trữ nước trong cơ thể.


8. Táo bón

Bổ sung các chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt khoai lang rau, hoa quả… vào thực đơn hàng ngày cho bà bầu có thể làm giảm chứng táo bón Hơn nữa, bà bầu nên uống nhiều nước (từ 8-10 cốc mỗi ngày) kết hợp với việc đi lại thường xuyên để giúp chứng táo bón không trở nên đỡ trầm trọng hơn.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh ăn ngọt tinh bột quá nhiều bởi đây có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật