Thiếu hụt vitamin D khi có bầu: Nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con

Thiếu hụt vitamin D trong thời kỳ mang thai không chỉ đe dọa sức khỏe của bà mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Những ảnh hưởng khi mẹ bị thiếu vitamin D

Phụ nữ mang bầu nếu thiếu vitamin D sẽ gia tăng gấp 5 lần nguy cơ tiền sản giật Gia tăng một số bệnh như tăng huyết áp ung thư tiểu đường béo phì trầm cảm tâm thần sau đẻ... và tăng tỷ lệ mổ đẻ.

Ngoài ra, thiếu vitamin D còn khiến tiểu đường trong thai kỳ tăng gấp 3 lần nhiễm khuẩn âm đạo tăng gấp 2 lần.

Những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thai phụ cần bổ sung thực phẩm giàu canxi để phòng tránh còi xương cho con

Thai phụ cần bổ sung thực phẩm giàu canxi để phòng tránh còi xương cho con

Phụ nữ mang thai nếu thiếu vitamin D sẽ tăng tỷ lệ sinh non (thậm chí tới 50 lần) hoặc tăng tỷ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân.

Trẻ có thể bị rối loạn phát triển xương và răng dẫn tới chậm phát triển xương biến dạng xương sâu răng sau nà nếu mẹ thiếu vitamin D. Thậm chí trẻ còn bị chậm phát triển thể chất, dễ bị còi xương ảnh hưởng đến sự phát triển thể lựctrí tuệ Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương như: Trẻ có thóp rộng 4 - 5cm trở lên, các mảnh xương sọ không khít với nhau do bờ rìa chưa vôi hóa, ấn lõm hộp sọ. Trẻ có tình trạng hạ canxi máu, hay khóc cơn (khóc dạ đề).

Thiếu vitamin D ở người mẹ cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng như hô hấp và hen, ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của thai nhi của trẻ sơ sinh cho tới tuổi trưởng thành. Rối loạn sức khỏe tâm thần như gia tăng bệnh tự kỷ tâm thần phân liệt và chậm phát triển trí tuệ.

Bà mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D?

Nguyên nhân thiếu vitamin D ở bà bầu

Thiếu vitamin D là bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu của người mẹ và thai nhi Bữa ăn thiếu dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu vitamin D.

Cũng có thể người phụ nữ không được tư vấn sử dụng vitamin D trước và trong thai kỳ, không tắm nắng thường xuyên, đầy đủ.

Biểu hiện

Thông thường biểu hiện thiếu vitamin D là kín đáo và khó phát hiện. Nếu có triệu chứng, thường là đau do co cứng cơ (chuột rút) đau lưng đau xương cổ tay, nhức mỏi xương...  hoặc xét nghiệm vitamin D trong máu thấy thấp.

Biện pháp bổ sung

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu vitamin D, còi xương thì người phụ nữ cần được cung cấp đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày. Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu canxi cho phụ nữ từ 19 - 49 tuổi là 1.000mg/ngày phụ nữ mang thai là 1.200 mg/ngày. Nhu cầu vitamin D cho phụ nữ từ 19 - 50 tuổi và phụ nữ mang thai là 5mcg/ngày. Giải pháp để cải thiện tình trạng thiếu vitaminD cho thai nhi người phụ nữ cần:

Người phụ nữ có thai cần tắm nắng hàng ngày, thời gian mỗi ngày 15 đến 20 phút.

Những ngày không có nắng phải uống vitamin D, với liều là 1.000 đơn vị/ngày.

Bữa ăn hàng ngày cần ăn những thức ăn giàu canxi như cá trứng sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu đỗ rau màu xanh thẫm và có dầu hoặc mỡ.

Hạnh phúc nhất của người phụ nữ là được thực hiện các chức năng thiên bẩm làm vợ làm mẹsinh con ra khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần Để khi mang thai và sinh con ra cả người mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh, các bà mẹ trước và trong khi có thai hãy chủ động tham khảo và cần được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng

Bs. Lê Quang Hào (Viện Dinh dưỡng)

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật