Giải pháp khi trẻ không dung nạp sữa cha mẹ nên biết
Không chỉ sữa, đây là những thực phẩm "rẻ tiền" giàu canxi giúp xương chắc khỏe ít ngờ đến
Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng sữa cho trẻ nhất định phải biết
Hiện tượng không hiếm gặp
“Bất dung nạp sữa” là tình trạng trẻ có những phản ứng bất lợi với các thành phần dưỡng chất của sữa bao gồm: không hấp thu hết đường lactose và dị ứng đạm sữa. Trong trường hợp bất dung nạp lactose do thiếu hụt men lactase ở bờ bàn chải ruột có thể do bẩm sinh (di truyền) hoặc mắc phải do tiêu chảy kéo dài suy dinh dưỡng Vì vậy, kém hấp thu lactose là biểu hiện của không dung nạp lactose và phụ thuộc sự mất cân bằng giữa lượng lactose tiêu hóa và khả năng thủy phân của men lactase. Riêng với trường hợp dị ứng đạm sữa (còn gọi là dị ứng protein sữa) thì đây là một trong những dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu mới nhất về dị ứng sữa ở trẻ dưới 3 tuổi tại khu vực Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ dị ứng sữa là 2,1%, phân bố nhiều nhất ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, nhóm trẻ dị ứng sữa có tỷ lệ suy dinh dưỡng (24%) cao hơn tỷ lệ chung (10%) và có đến 33,3% trẻ dị ứng sữa thiếu máu thiếu sắt
Hai tình trạng bất dung nạp lactose và dị ứng protein sữa có những triệu chứng khá giống nhau, đặc biệt là triệu chứng ở đường tiêu hóa nên rất dễ bị lẫn lộn như: nôn ói chướng bụng đầy hơi tiêu chảy phân nhầy máu, kém bú, kém ngủ tăng cân ít hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ về sau. Ngoài ra, đối với dị ứng đạm sữa trẻ có các triệu chứng ở da như: phát ban chàm hăm tã dai dẵng chảy nước mũi ngứa mũi nghẹt mũi khò khè, khó thở…
Cần có sự chẩn đoán kịp thời và dinh dưỡng thay thế hợp lý đối với trẻ bị bất dung nạp sữa.
“Bất dung nạp sữa ở trẻ” là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ từ độ tuổi 0- 12 tháng do các nguyên nhân chính: hệ miễn dịch và tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh như người trưởng thành.
Trẻ dị ứng đạm sữa và không hấp thu hết đường lactose sẽ kém bú, kém ngủ, chậm lớn thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ về sau. Đối với những trường hợp này, nếu không được chăm sóc, điều trị và bổ sung những dưỡng chất thích hợp, đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng là tất yếu. Bệnh khó hồi phục và nguy cơ tiến triển nặng hơn do bội nhiễm
Giải pháp dinh dưỡng thay thế khi phát hiện bệnh ở trẻ
Khi trẻ có những biểu hiện của tình trạng “bất dung nạp sữa”, các bậc phụ huynh cần phải có giải pháp dinh dưỡng thay thế. Nhờ vậy, giúp trẻ hấp thu chất đạm để phát triển bình thường, đồng thời ngăn chặn triệt để mọi nguy cơ gây dị ứng ở trẻ. Trong giai đoạn trẻ từ 0-12 tháng tuổi, sữa là chế độ dinh dưỡng chính hoặc duy nhất. Do đó, khi trẻ bị dị ứng sữa hoặc không dung nạp hết đường lactose, biện pháp cần thiết là sử dụng sản phẩm dinh dưỡng thay thế có công thức đạm tinh chế giá trị sinh học cao, hoàn toàn không chứa đạm sữa và không chứa đường lactose.
Theo các chuyên gia, đạm sữa bò đã được thủy phân hoàn toàn hoặc đạm đậu nành tinh chế là hướng giải quyết hữu hiệu cho trẻ dị ứng sữa. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh: “Ở những trẻ này, việc bổ sung các dưỡng chất rất quan trọng. Nếu chúng ta chỉ quan tâm tìm các chất dinh dưỡng thay thế sữa bò mà không quan tâm tới sự phát triển của hệ thần kinh và thể chất thì đứa trẻ sẽ phát triển không toàn diện. Vì thế, song song với dùng đạm đậu nành tinh chế, công thức dinh dưỡng thay thế phải đảm bảo duy trì sự tăng trưởng và phát triển của trẻ”.
Tại hội thảo “Bất dung nạp sữa ở trẻ” vừa diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM đã giới thiệu một số nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng Similac Isomil2 Eye-Q như giải pháp dinh dưỡng thay thế dành cho trẻ bị bất dung nạp sữa bao gồm dị ứng đạm sữa và bất dung nạp đường lactose mà vẫn giúp trẻ phát triển hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, đặc biệt là trẻ có thể sử dụng lâu dài tương tự khi trẻ sử dụng các công thức sữa bột thông dụng làm từ sữa bò.
Lời khuyên tốt nhất dành cho các bậc cha mẹ là trẻ em trong giai đoạn đầu đời thì sữa mẹ vẫn là lựa chọn hàng đầu dành cho trẻ bình thường. Đối với trẻ có những triệu chứng kể trên nên nghĩ ngay đến tình trạng dị ứng đạm sữa và không hấp thu hết đường lactose, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Dinh dưỡng để được chẩn đoán kịp thời và có sự tư vấn về một chế độ dinh dưỡng thay thế hợp lý cho trẻ.
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:01 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:07 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:00 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:09 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:01 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:05 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:08 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:03 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:08 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:08 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023