Cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn ngày Tết nhiều người chưa biết

Không hẳn những bữa tiệc cỗ ngày tết với đủ món sơn hào hải vị đã bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bạn.

Những bữa tiệc cỗ ngày Tết thường giàu chất đạm và chất béo nhưng lại chứa ít chất xơ vitamin Để bảo đảm cho các thành viên trong gia đình có những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong dịp Tết này, bạn nên:

1. Phối hợp đồ ăn hợp lý

Nên dùng kèm các loại đồ ăn chứa nhiều chất đạm protein và chất béo với các loại đồ ăn chứa nhiều vitamin chất xơ.

Bạn nên chuẩn bị cho gia đình một số loại thực phẩm muối chua như dưa hành, dưa chua để dùng kèm trong bữa ăn giúp cung cấp chất xơ đồng thời làm chất xúc tác quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Nên ăn kèm dưa chua, dưa muối với các loại bánh nếp, bánh chưng, xôi…

Không nên dùng chung các loại đồ ăn có tính 'kỵ' nhau, tránh gây đầy bụng khó tiêu hoặc ngộ độc… Một số loại thức ăn nên ăn kèm với nhau như thịt kho tàu nên ăn cùng dưa chua, Thịt chân giò nên nấu cùng măng khô, các loại hải sản nên nấu cùng các loại gia vị có tính nóng như gừng, tiêu…

Bạn cũng nên tăng cường thêm rau xanh, hoa quả tươi trong bữa ăn ngày Tết để cân bằng năng lượng cho cơ thể.

Nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi

Nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi 

2. Nên cân đối khẩu phần ăn

Với mỗi người, khẩu phần ăn phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tiêu hóa tốt. Trung bình, mỗi người lớn nên ăn khoảng 100 g thịt một bữa. Dựa vào tiêu chuẩn chung đó, bạn có thể nấu cho gia đình bữa ăn phù hợp.

Ngày Tết, nên bổ sung thật nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bảo đảm cung cấp đủ vitamin khoáng chất và chất xơ giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

Không nên ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều muối natri như dưa muối các loại thực phẩm khô đồ ăn sẵn như giò chả xúc xích Bởi vì hàm lượng muối trong các loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể bạn thừa muối, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tự nhiên.

3. Ăn uống điều độ

Để cân bằng bữa ăn ngày Tết, bạn nên chú ý ăn uống điều độ, ăn đủ 3 bữa chính hàng ngày. Không nên bỏ bữa. Nếu ăn quá nhiều bữa trong ngày, bạn nên ăn hạn chế, chia nhỏ bữa ăn. Hạn chế ăn nhiều loại bánh mứt kẹo nước ngọt rượu bia vì những chất này làm cơ thể ít hấp thụ chất dinh dưỡng dễ gây đầy bụng chán ăn khó tiêu

4. Dinh dưỡng phù hợp với từng người

Với những người mắc các bệnh như béo phì tim mạch tiểu đường hay dạ dày người già trẻ nhỏ, nên chú ý ăn uống điều độ, có khẩu ăn hợp lý. Với những người mắc bệnh tim mạch tiểu đường gút hoặc có tiền sử bệnh, tránh dùng những thực phẩm chứa nhiều gia vị, có hàm lượng chất đạm, chất béo cao. Tuyệt đối không dùng rượu bia và nước ngọt có ga.

Với những người bị bệnh dạ dày không nên dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, chua, các loại bánh nếp, bánh chưng, bánh tét…, không uống rượu biachất kích thích

Người già trẻ em nhu cầu năng lượng không cao, vì vậy nên dùng các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như các loại rau xanh cơm gạo, hạt ngũ cốc hạn chế dùng các loại thịt đỏ như thịt bò thịt trâu và đồ ăn sẵn đóng hộp.

5. Bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm

Ngoài việc cần ăn uống hợp lý và cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn ngày tết, các bà nội trợ cũng cần chú ý bảo đảm an toàn và vệ sinh thực phẩm Tránh để thực phẩm ôi thiu, không sử dụng thực phẩm có dấu hiệu hỏng hoặc biến chất. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp bảo đảm sức khỏe của gia đình bạn.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật