Đánh tan nỗi lo bệnh gút nhờ những món ăn từ đậu xanh

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh xảy ra khi có quá nhiều axít uric tích tụ trong cơ thể.

Việc tích tụ axít này có thể dẫn đến các tinh thể axít uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái. Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da và sỏi thận do các tinh thể axít uric trong thận.

Gút được xem là một bệnh mạn tính và cần điều trị lâu dài. Ngoài việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn lối sốngtập luyện là những yếu tố có vai trò đáng kể trong việc điều trị bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian có một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút an toàn và hiệu quả được nhiều người tin dùng.

Bài thuốc từ đậu xanh

Trong Đông Y đậu xanh có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, việc sử dụng đậu xanh trong các món ăn hàng ngày giúp giảm phù nề điều hòa ngũ tạng,… Vỏ của đậu xanh có tác dụng giải độc chữa mụn nhọt làm mát cơ thể…

Một số bài thuốc đơn giản mà hiệu quả từ đậu xanh.

Đậu xanh hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Đậu xanh hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Bài thuốc 1:

Cách dùng: Dùng đậu xanh nguyên hạt, vo sạch, ninh nhừ với nước không cho thêm gia vị. Sau khi ninh nhừ, để nguội ăn mỗi sáng một bát nhỏ sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ăn liên tục 30 ngày sẽ có hiệu quả.

Bài thuốc 2:

Cách dùng: Dùng hành ta khoảng 3 củ gừng tươi lá ngải cứu khoảng 1 nắm to, giã nhuyễn đắp vào chỗ đau ngoài da. Mỗi ngày thay một lần có tác dụng giảm đau tại chỗ khớp xương

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ đậu xanh

Trong thời gian sử dụng thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh nên:

- Uống nhiều nước trong ngày vừa thanh lọc cơ thể vừa có tác dụng chữa bệnh.

- Không nên ăn nội tạng động vật, không uống nước chè, không sử dụng các chất kích thích các loại thức ăn cay nóng…

- Nên ăn nhiều rau xanh hoa quả để tăng cường vitamin khoáng chất và tăng cường sức khỏe Ngoài những bài thuốc trên, hàng ngày bạn có thể nấu cháo đậu xanh ăn hàng ngày để có thân hình cân đối, khỏe mạnh.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gút

Biến chứng đáng sợ của bệnh gút

Các bài thuốc Đông y đặc trị bệnh gút

Bài 1

Cách dùng: Phòng kỷ 15g, Hoàng kỳ  15g, Phục linh 12g, Ý dĩ nhân 30 g, Chế thảo ô 8g, Quế chi 10g, Chế xuyên ô 8g, Phòng phong 12g, Bạch truật 10g, Đương quy 12gr, Độc hoạt 10gr, Khương hoạt 10g, Tần giao 12g, Uy linh tiên 12g, Kê huyết đằng 20 g. Sắc tất cả với khoảng 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục trong khoàng 3 -4 tuần.

Bài 2:

Cách dùng: Đương quy, Xuyên khung 14g, Xích thược, Ngưu tất 14g, Trạch tả, Hoàng bách, Thương truật, Đào nhân mỗi vị khoảng 12g, Sinh địa 20g sắc đặc lấy nước uống. Ngoài ra, có thể tiềm với ức gà, ăn liền khoảng 3 - 5 thang.

Nếu bị khớp sưng đỏ dùng bài thuốc sau: Tri mẫu 10g, Hải đồng bì 30 g, Cát căn 10g. Tất cả nấu với nước uống hàng ngày.

Các món ăn hỗ trợ điều trị bệnh gút

Không chỉ có các bài thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh mà còn có nhiều món ăn hàng ngày cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

- Canh rau hẹ: Dùng 50g đậu hũ 200g rau hẹ rửa sạch, thái vừa ăn. Sau đó nấu cùng gia vị vừa ăn món ăn này giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh gút

- Canh thập cẩm: Dùng 50g cà rốt 50 g khoai tây 100g củ cải 3 quả trứng cút, 5 củ hành ta nấu cùng gia vị vừa ăn.

- Canh dưa leo: cần khoảng 30g đậu hũ, hành khô nấm mèo khoảng 20g, dưa leo khoảng 2 - 3 trái. Dưa leo loại bỏ ruột và nhồi các loại gia vị đã băm nhuyễn nấu, nêm gia vị vừa đủ.

- Cháo ức gà: Khoảng 30g thịt ức gà xé nhỏ. Nấu cùng 100g gạo, ninh nhừ, nêm gia vị, thêm hành lámùi tàu

- Cá rô om lá lốt: Cá rô đồng khoảng 2 - 3 con, làm sạch củ cải khoảng 100g thái lát, nghệ tươi  2 lát lá lốt 30g. Kho lá lốt cùng với cá rô ăn hàng ngày.

Để điều trị bệnh gút có hiệu quả, bản thân người bệnh cần thay đổi các thói quen ăn uống để làm giảm lượng đạm hấp thu vào cơ thể, tránh tình trạng rối loạn chuyển hóa axít uric.

Nên ăn nhiều các loại thực phẩm có thể đào thải chất độc: dưa leo, các loại rau đắng rau cải đậu bắp mướp hương… Các loại quả: dưa hấu đu đủ na chuối Uống nhiều nước các loại thanh nhiệt: atiso, trà hoa cúc… Ăn các thức ăn chứa nhiều tinh bột: gạo lứt khoai, mì, dầu ô liu, dầu vừng…. Hạn chế các loại thức ăn giàu đạm, các loại thức ăn cay nóng và  các chất kích thích….

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật