Cách chữa ho mọc tóc ở bà bầu cực an toàn và hiệu quả

Ho mọc tóc ở bà bầu là hiện tượng thường gặp. Cùng tìm hiểu về hiện tượng ho mọc tóc ở bà bầu, nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả nhé.

Tháng thứ 3 và thứ 4 của thai kỳ nhiều bà bầu thường gặp phải tình trạng ho và ngứa rát cổ họng kéo dài. Dân gian gọi hiện tượng này là ho mọc tócbà bầu Nhiều người lý giải bà bầu ho là do tóc của thai nhi phát triển, gây ngứa cổ sinh ra ho. Tuy nhiên, theo khoa học không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa tóc của thai nhi với cổ họng của bà bầu cả. Dù vậy không thể phủ nhận rằng nhiều bà bầu thường bị ho và viêm họng trong thai kỳ. Thế nên việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chứng ho mọc tóc ở bà bầu là rất cần thiết. Sau đây Lamsao xin chia sẻ với bạn những kiến thức cần thiết về ho mọc tóc ở bà bầu, để giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé.

Nguyên nhân gây ho, viêm họng trong thai kỳ

Trong thai kỳ, nếu bà bầu bị ho hoặc viêm họng thì nhiều người thường gọi đó là ho mọc tóc. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể kể đến như:

- Khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể bà bầu có sự biến đổi lớn, làm sức đề kháng suy giảm. Do đó phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm các vi khuẩn từ môi trường, hay bị virus tấn công dẫn tới tình trạng ho hay viêm họng.

- Bên cạnh đó quá trình mang thai cũng làm lượng màng nhầy tăng đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi gây ho và ho có đờm Màng nhầy không được xử lý đúng cách, trôi xuống cổ họng, dẫn tới viêm họng viêm đường hô hấp cấp. Những căn bệnh này không chỉ gây phiền toái, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

- Bên cạnh đó, khi thai nhi lớn dần tử cung sẽ gây áp lực lên ổ bụng, khiến cho dịch ở dạ dày bị trào ngược lên đường hô hấp cũng dẫn tới viêm họngphụ nữ mang thai

Ho mọc tóc ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhìn chung tình trạng ho hay viêm họng thông thường do vi khuẩn một số virus thể nhẹ hoặc các yếu tố môi trường khi mang thai hay dân gian gọi là ho mọc tóc ở bà bầu thì gần như không nguy hiểm. Nhưng chúng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu mệt mỏi và cáu gắt nên cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi Ngoài ra, bà bầu vẫn cần thận trọng, bởi ho có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh do những virus nguy hiểm gây ra, có thể tổn hại đến thai nhi. 

Bà bầu nên làm gì khi bị ho hay viêm họng?

- Khi có triệu chứng ho hay viêm họng kéo dài hoặc kèm theo sốt hay triệu chứng khác, bà bầu cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định cách thức điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý đi mua tại hiệu thuốc Bởi nếu uống không đúng cách, bạn có thể gây hại vô cùng lớn đến em bé. Trong trường hợp bạn bị viêm họng do vi khuẩn bác sĩ sẽ cho bạn các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng phụ lên em bé. Nếu bạn bị viêm họng do virus thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho đau họng Bạn tuyệt đối cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì ngay cả những loại thuốc hạ sốt giảm đau thông thường  cũng có thể có hại cho sức khỏe của mẹ và bé

- Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc bạn nên kết hợp sát khuẩn vùng họng bằng cách ngậm hoặc súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày ít nhất 2 lần. Kể cả khi đã khỏi, bạn cũng nên duy trì thói quen tốt này để phòng chống các bệnh đường hô hấp trên.

- Xông khí dung mũi họng với nước muối sinh lý hoặc tinh dầu bạc hà hay các loại thuốc kháng sinh kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ cũng giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. 

Nếu bị ho kèm theo sốt, bà bầu cần tìm cách hạ sốt an toàn, không được tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc tự nhiên, an toàn dưới đây để chữa chứng ho mọc tóc ở bà bầu.

- giá đỗ xanh (300 – 500g) đem rửa sạch và giã nát. Thêm vào một chút nước sôi để nguội, rồi lọc lấy nước giá để uống, sẽ giúp giảm nhanh cơn đau rát ở cổ họng.

Bạn có thể tự làm giá đỗ tại nhà để đảm bảo an toàn.

- Dùng bột nghệ hòa tan trong nửa cốc nước nóng, thêm vào một chút muối hạt và khuấy đều. Mỗi ngày bạn uống 2 cốc như vậy, duy trì liên tục trong 3 ngày. Cách này sẽ bảo vệ cổ họng của bà bầu khỏi viêm nhiễm và giảm ho hiệu quả.

Cách phòng tránh ho và nghẹt mũi khi mang thai

- Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Luôn mang theo dung dịch sát khuẩn tay để có thể vệ sinh tay bất cứ lúc nào, đặc biệt trong những ngày ẩm ướt hay thời tiết thay đổi bất thường.

- Thường xuyên thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống tỏi. Bởi tỏi có khả năng kháng khuẩn rất mạnh, sẽ giúp bạn phòng tránh ho và các chứng bệnh cảm cúm khi mang thai viêm họng…

- Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, đảm bảo không khí trong phòng luôn thông thoáng. Nếu bạn dùng máy lạnh, thì trong ngày nên mở cửa ra một vài tiếng để không khí được lưu thông, và loại bỏ các nguồn khí độc hại.

Ho mọc tóc ở bà bầu không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên bạn cần có những hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này để có phương án xử lý phù hợp. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật