Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Những bất lợi về sức khỏe sau Tết và cách giải quyết
Bị đau dạ dày hành hạ: Dùng thảo dược hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP
Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây loét dạ dày - tá tràng ở người lớn trước đây thường được cho là do stress ăn uống không điều độ lạm dụng rượu bia - thuốc lá dùng các chất kích thích các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID) Hiện nay nhiễm Helicobacter pylori (HP) được cho là căn nguyên chính của bệnh không chỉ ở người lớn mà còn ở cả trẻ em
HP là một loại vi khuẩn thường nhiễm vào dạ dày người từ lúc thơ ấu Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn HP đều không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, nhưng nó lại có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày mạn tính ung thư dạ dày loét dạ dày tá tràng, vì thế đôi khi chúng được gọi là “vi khuẩn gây loét”. Vi khuẩn này hiện diện trên một nửa dân số thế giới.
Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Xuất huyết tiêu hóa
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống như: nước bọt phân, dịch tiêu hóa nguồn nước… vi khuẩn HP sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều axít hơn, đồng thời làm suy yếu lớp nhày bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhày. Do đó, niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất axít có trong dịch tiêu hóa của dạ dày gây nên tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng.
Nhiễm khuẩn HP ở trẻ em có vài điểm khác biệt so với nhiễm khuẩn HP ở người lớn:
- Tần suất nhiễm thấp hơn người lớn.
- Tỉ lệ bệnh và biến chứng: đa phần viêm dạ dày mãn không triệu chứng, chỉ 15 - 20% người nhiễm có loét đường tiêu hóa và 1 - 2% người nhiễm bị ung thư dạ dày khi trở thành người lớn (chứ không phải lúc nhỏ).
- Hầu như không gây ra ác tính như ở người lớn.
- Điều trị dễ bị kháng thuốc do trẻ em hay sử dụng kháng sinh để điều trị viêm nhiễm đường hô hấp mà các kháng sinh này cũng là kháng sinh để điều trị HP.
Bình thường sau khi nhiễm, HP sẽ sống chung với ta suốt đời, nếu không điều trị. Phần lớn các trường hợp ở trẻ em, HP chỉ gây viêm mạn tính và không gây ra triệu chứng gì (chiếm 80% hoặc hơn nữa, một số ít (15 - 20%) HP gây ra viêm hoặc loét trong dạ dày, tá tràng. Cho đến nay, các chuyển biến thành ác tính hầu như không thấy ở trẻ em mà chỉ xuất hiện ở người lớn với tần số thấp (khoảng 2 - 5%). Tóm lại, hầu hết sẽ sống “hòa bình” với chúng ta.
Triệu chứng
Hầu hết người nhiễm vi khuẩn HP không có biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện xuất huyết tiêu hóa vì loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có những triệu chứng mơ hồ hoặc thoáng qua như:
- Ợ hơi đầy bụng
- buồn nôn và nôn.
- Đau rát ở bụng giữa xương ức và rốn.
- Đau ngực.
- Sụt cân mệt mỏi
- Thường xuyên ợ nóng nấc cục.
- chán ăn
- khó nuốt
- nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu.
Những triệu chứng và dấu hiệu này rất phổ biến ở trẻ em bị bệnh và không nhất thiết phải là loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, chúng cũng đều là những cảnh báo cần thiết phải chẩn đoán sớm. Nhiễm HP được phát hiện qua xét nghiệm:
Nội soi dạ dày là biện pháp phổ biến, không chỉ để tìm HP mà quan trọng hơn là đánh giá tình trạng tổn thương dạ dày, tá tràng thực quản Khi nội soi bác sĩ sẽ bấm lấy một số mẫu thịt nhỏ (sinh thiết) để xem trên kính hiển vi xác định tổn thương, đồng thời tìm HP bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Nhiễm HP nếu điều trị đúng phác đồ và đúng thuốc thường sẽ đạt hiệu quả điều trị tốt
Hai loại xét nghiệm khác thường dùng để theo dõi sau điều trị xem HP đã được diệt sạch hay chưa là test hơi thở và tìm kháng nguyên HP trong phân. Loại đầu thì dùng cho trẻ lớn trên 7 tuổi, có thể hợp tác tốt, còn loại sau (thử phân) thì dùng cho trẻ nhỏ.
Test huyết thanh thì hầu như không được khuyên dùng ở trẻ em vì những hạn chế trong độ tin cậy của nó.
Trước đây, loét dạ dày tá tràng được coi là bệnh nan y, mạn tính, không thể trị khỏi dứt điểm trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, từ sau khi phát hiện ra vi khuẩn HP, người ta đã có thể chữa trị triệt để bệnh này ở hầu hết bệnh nhân. Nhiễm HP nếu điều trị đúng phác đồ và đúng thuốc thường sẽ đạt hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân bị nhiễm trùng tái phát. Các yếu tố gây thất bại tiệt trừ HP:
Sự tuân thủ điều trị:
- Thời gian.
- Liệu trình điều trị.
- Dạng thuốc sử dụng: kháng sinh, ức chế toan.
- Chi phí điều trị.
- Tác dụng phụ của thuốc.
Vi khuẩn:
- Tình trạng kháng thuốc.
- Mức độ nhiễm vi khuẩn.
- Chủng vi khuẩn độc lực.
- Tái nhiễm.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:01 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:07 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:04 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:05 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:07 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023