Biến chứng thần kinh tự chủ do tiểu đường: Hiểm họa không được cảnh báo

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị, người bệnh có thể gặp phải rủi ro vì hiểm họa không được cảnh báo.

Bệnh tiểu đường làm hư hại các dây thần kinh tự chủ và làm cản trở quá trình dẫn truyền tín hiệu giữa não bộ với các cơ quan do chúng kiểm soát như huyết áp nhịp tim nhịp thở, tuyến nội tiết

Nhận diện biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh tiểu đường

Dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng thần kinh tự chủ (tự động) không giống nhau ở mỗi người, tùy thuộc mức độ, vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng, bao gồm:

- Chóng mặt và ngất xỉu khi đang đứng do hạ huyết áp đột ngột (hạ huyết áp tư thế). Tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường lâu năm làm mất đi dấu hiệu cảnh báo, nên có thể không có triệu chứng ngay cả khi huyết áp tụt đáng kể.

- Rối loạn nhịp tim khi nghỉ: biến chứng thần kinh tự chủ ảnh hưởng đến nhịp tim với biểu hiện: sau một nhịp tim nghỉ, nhịp tiếp theo sẽ nhanh lên, sau đó lại là một nhịp chậm.

- Đau tim, thiếu máu cơ tim: Người bệnh bị biến chứng thần kinh tự chủ, phần lớn bị tổn thương thần kinh tim Họ có thể gặp nguy hiểm vì thiếu máu cơ tim không triệu chứng, dễ nhồi máu cơ tim khi bị nhồi máu cơ tim khả năng sống sót thấp. Cơn đau tim trong trường hợp này thường xuất hiện vào buổi sáng, ít gặp vào buổi tối.

- Rối loạn tiểu tiện: Biến chứng thần kinh tự chủ kiểm soát bàng quang làm giảm  phản xạ đóng, mở khi bàng quang đầy nước tiểu Người bệnh cảm thấy khó khăn khi bắt đầu đi tiểu tiểu không tự chủ và dễ nhiễm trùng tiết niệu.

- Khó khăn về tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng hoặc xuất tinh ở nam khô âm đạo ở nữ, giảm ham muốn tình dục ở hai giới.

- Khó tiêu hóa thức ăn, cảm giác đầy trướng khi ăn chán ăn tiêu chảy táo bón buồn nôn nôn khó nuốtợ nóng tất cả do sự thay đổi trong chức năng tiêu hóa

- Đổ mồ hôi bất thường: Người bệnh có thể bị ra mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể,  gây khô da dày sừng, ngứa, tróc vẩy hoặc nấm da.

- Mắt giảm khả năng điều tiết và giảm thị lực: làm cho người bệnh khó khăn để điều chỉnh thị lực khi đi từ nơi tối ra nơi sáng hơn.

Điều trị biến chứng thần kinh tự chủ

Biến chứng thần kinh tự chủ khó điều trị nhất trong các biến chứng tiểu đường Trong khi đó các thuốc điều trị chỉ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Theo các chuyên gia Viện Nghiên cứu Strelitz tiểu đường của Mỹ, tổn thương thần kinh tự động là do stress oxy hóa tế bào sự suy giảm yếu tố tăng trưởng thần kinh và tình trạng viêm bởi sản phẩm thải trong quá trình rối loạn chuyển hóa đường gây ra.

Vì thế, chiến lược lâu dài trong điều trị biến chứng vẫn là ổn định đường huyết trong giới hạn cho phép, thông qua chế độ ăn có kiểm soát và tập thể dục thường xuyên. Nhiều bằng chứng thử nghiệm cho thấy, sử dụng chất chống oxy hóa như axit Alpha lipoic (ALA) có thể làm chậm hoặc đảo ngược tiến triển biến chứng thần kinh tiểu đường ALA có khả năng thấm tốt vào mô thần kinh, mô mỡ. Sự kết hợp của ALA với các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Câu kỳ tử, Mạch môn… cũng là một phần quan trong trong kế hoạch hỗ trợ điều trị, nhằm giảm stress oxy hóa, giảm viêm và tăng cường yếu tố dinh dưỡng cho tế bào thần kinh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật