Điều trị hiệu quả bệnh viêm kết mạc dị ứng, mề đay

Số lượng ca bệnh dị ứng tăng lên

Theo các chuyên gia về dị ứngmiễn dịch lâm sàng, ngày nay dị ứng được coi là bệnh của cuộc sống hiện đại. Sự biến đổi của khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, mật độ dân cư đông đúc… làm những tác nhân gây dị ứng gia tăng.

Tại Việt Nam, bệnh dị ứng thường bắt đầu trước tuổi 20 (80% trường hợp), tuổi khởi phát trung bình từ 8-11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các đối tượng trong khoảng 12-15 tuổi, tần suất xuất hiện bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn.

Theo Phó giáo sư Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập, đặc biệt qua đường hô hấp Những chất thúc đẩy dị ứng gồm phấn hoa, bụi nhà nấm mốc, lông thú, côn trùng, một vài loại thực phẩm

Dị ứng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏecuộc sống Ở mức độ nhẹ dị ứng gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng ngứa và chảy nước mũi

Ở mức độ trung bình dị ứng có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi sung huyết mũi nhức đầu giảm khứu giác khó thở khiến giấc ngủ bất thường, giảm sinh hoạt hàng ngày, giảm khả năng học tập làm việc.

Ở một số người dị ứng nặng với các chất gây dị ứng trong môi trường và thức ăn hoặc một số loại thuốc y dược có thể gây sốc phản vệ (trụy tim mạch) đe dọa đến tính mạng.

Dị ứng ngoài da có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Dị ứng ngoài da có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Mề đay: Bệnh ngoài da nhưng rất nguy hiểm

Một trong những loại bệnh dị ứng da phổ biến là nổi mề đay. Mề đay là một phản ứng của mạch máu trên da với cơ chế có liên quan đến chất histamine, xảy ra do sưng lớp bì nông với triệu chứng chính là ngứa da nổi mẩn trên da. Theo các nghiên cứu, có khoảng 20% dân số bị mề đay ở một thời điểm nào đó trong đời.

Các chuyên gia y tế đều cho rằng ở mức độ nhẹ dị ứng gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng ngứa và chảy nước mũi. Ở thể trung bình dị ứng có thể gây các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi sung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, gây khó thở khiến sinh hoạt hàng ngày bất thường giấc ngủ không được sâu, ảnh hưởng đến việc lao động và học tập của người bệnh.

Mề đay cấp tính thường nổi trên da sau vài tiếng hoặc 1, 2 ngày nhưng mề đay mãn tính có thể nổi trên da hơn 6 tuần. Các trường hợp nổi mề đay mãn tính không xác định được nguyên nhân được gọi là mề đay mãn tính vô căn. Theo thống kê có đến 50% bệnh nhân bị mề đay mãn tính là vô căn.

Mề đay rất nguy hiểm đến tính mạng nếu người nổi mề đay cấp tính ở trong tình trạng nặng, rất dễ bị phù thanh quản khó thở choáng váng ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân nâng cao ý thức phòng tránh bệnh, chủ động kiểm soát môi trường, tránh xa các tác nhân gây dị ứng đồng thời cần có cách xử lý kịp thời khi mắc viêm mũi dị ứngcác bệnh dị ứng về da.

Với những người bị mề đay mãn tính, người bệnh có cảm giác khó chịu khi ngứa ngáy, gây rối loạn giấc ngủ sinh hoạt khó khăn. Bệnh mề đay đôi khi đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt đau khớp rối loạn tiêu hóa nức đầu, sốc phản vệ cần phải xử lý cấp cứu.

Đối với những trường hợp dễ bị dị ứng, cần chủ động đề phòng bệnh bằng cách:

- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, đây là yếu tố khởi phát bệnh hen suyễn ở một số đối tượng.

- Vệ sinh răng miệng hang ngày, hạn chế tối đa việc hút thuốc tiếp xúc với bụi…

- Tự bảo vệ mình khỏi côn trùng, bụi ẩm nấm mốc phấn hoa…

- Hạn chế tối đa việc nuôi chó, mèo trong nhà hoặc cho chúng ngủ trên giường...

- Luôn mang theo thuốc dự phòng khi đã từng bị dị ứng nặng như sốc phản vệ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật