Xuân về bệnh tật cũng về, phải làm thế nào để phòng tránh?

Mùa xuân mang hơi ấm và ẩm đã và đang là môi trường lý tưởng cho nhiều loại virút phát triển mạnh, xâm nhập vào cơ thể con người mà gây bệnh. Cảm cúm thông thường, thậm chí cúm A/H5N1, H7N9 sẽ có dịp bùng phát bất cứ lúc nào nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Để tránh những nguy cơ này, TS Viên Văn Đoan - Trưởng Khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo mọi người cần tiếp tục giữ ấm, nhất là khi có gió mùa đông bắc tràn về. Đây cũng là cơ hội để những bệnh dị ứng như hen suyễn trỗi dậy, người bệnh phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh những cơn co thắt phế quản dị ứng xảy ra có thể do khí hậu ẩm ướt, cũng còn do phấn hoa. Những căn bệnh kể trên có thể phát sinh tại bất kỳ lứa tuổi nào.

Trời nồm, các bác sĩ khuyên nên dùng điều hòa chạy chế độ làm khô không khí hoặc đóng kín các cửa không cần thiết phải mở để hạn chế hòa ẩm với môi trường xung quanh. Mùa xuân, một số người thấy mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt, cảm giác như bị phỏng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Bệnh hay tái phát. Khi lộn mi, thấy ở mi mắt có những hạt lớn nằm sát nhau giống như lát sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần tròng đen. Ðây là những triệu chứng của bệnh viêm kết mạc mùa xuân Theo bác sĩ Nguyễn Cường Nam, bệnh viêm kết mạc mùa xuân do dị ứng ở mắt gây ra, thường thấy ở độ tuổi từ 5 - 20, tần suất cao nhất là 13 tuổi, xảy ra ở những vùng có 4 mùa rõ rệt, khô nóng. Bệnh xảy ra khi một vật lạ như hạt phấn hoa, bụi... rơi vào mắt kết hợp với một kháng thể làm vỡ một loại tế bào ở mắt được gọi là dưỡng bào. Dưỡng bào bị vỡ sẽ thoát ra các hoạt chất gây ngứa, đỏ, phù... Bệnh nhân cần được nhỏ các loại thuốc chống dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là một bệnh hay tái phát nên cần cẩn thận vì nếu cứ sử dụng mãi một loại thuốc sẽ gây những tác dụng phụ ở mắt. Ðã có rất nhiều người bị ngứa mắt tự ra tiệm thuốc tây mua thuốc chứa cortisone nhỏ, thấy hết ngứa nên từ đó thường xuyên dùng cortisone dẫn đến bị cườm nước - bệnh này còn nặng hơn ngứa mắt. Hoặc có người dùng mãi một toa thuốc nên bị nhiễm độc ở mắt.

Ngoài những căn bệnh kể trên, mùa xuân về còn phải kể đến các căn bệnh khác như viêm màng não mủ bệnh sởi thủy đậu…hầu hết đều là những bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp có những biểu hiện ban đầu gần giống như bệnh cảm cúm Nếu như chúng ta không chú ý phân biệt chúng để có những sự điều trị kịp thời và đúng đắn thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới sinh mạng.

Các triệu chứng như: Nhức đầu nôn mửa thì cần cảnh giác với bệnh viêm màng não mủ Đó là chứng viêm sưng mủ do một vi khuẩn gram âm (Neisseria meningitidis) gây ra, có tính truyền nhiễm cao vi khuẩn gram âm trước tiên xâm nhập vào đường hô hấp Người bị bệnh này trong ngày đầu tiên có những triệu chứng giống như bệnh cúm như phát sốt ho nhẹ và nghẹt mũi Đến ngày thứ 2, thứ 3, các vi khuẩn rất nhanh chóng tiến vào hệ thống máu, phá hoại các tế bào máu của cơ thể gây ra bệnh nhiễm trùng máu. Người bị bệnh này thường có các biểu hiện: sốt cao, lạnh rùng mình, sắc mặt trắng xanh tinh thần không phấn chấn, trên người có các nốt ban. Người mắc bệnh sẽ có biểu hiện đau đầu kịch liệt, nôn mửa, thậm chí là co giật Nếu người bị bệnh đột nhiên phát sốt kèm theo đau đầu dữ dội và nôn mửa nhất thiết không được sử dụng các loại thuốc đau đầu để giảm đau mà phải lập tức đến bệnh viện để các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.

Triệu chứng sợ ánh sáng, nổi mụn thì cần lưu ý bệnh sởi Đó là căn bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính thường thấy do morbillivirus (virút gây bệnh sởi) gây nên. Mùa xuân là mùa rất dễ xuất hiện bệnh này.

Người mắc bệnh sởi trong 3 ngày đầu thường có những biểu hiện rất giống với bệnh cúm: phát sốt sổ mũi ho hắt hơi kèm theo các triệu chứng như hai mắt đỏ, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Tuy nhiên, sau khi phát sốt, trong khoang miệng của người đó xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng, xung quanh chấm đó có màu đỏ. Đến ngày thứ 4 kể từ khi phát bệnh, người này bắt đầu nổi phát ban Đầu tiên là từ sau tai, đến dái tai, dần dần lan đến cổ, mặt, ngực, đến tứ chi gan bàn chân gan bàn tay cho đến toàn thân. Hiện tượng phát ban này diễn ra trong 3 ngày, sau đó dần dần tiêu tan trong 3 ngày tiếp theo. Do đó, mọi người thường gọi bệnh sởi là loại bệnh "sốt 3 ngày, xuất 3 ngày và thoái 3 ngày”. Bản thân bệnh sởi không hề đáng sợ. Tuy nhiên nó rất dễ có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác như viêm phổi yếu tim viêm não… Cần nhận diện sớm để có thể kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm chữa trị và có các biện pháp cách ly tốt nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật