Biện pháp phòng ngừa loãng xương cho phụ nữ tuổi mãn kinh

Bước vào độ tuổi 40, phụ nữ bắt đầu có những thay đổi về cơ thể, đó là những thay đổi khi tuổi mãn kinh xuất hiện. Loãng xương ở tuổi mãn kinh có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Loãng xương là gì?

Loãng xương, còn được gọi xốp xương hay thưa xương, là một bệnh của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương. Nói đơn giản hơn loãng xương là tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương. Loãng xương là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, vì tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao, ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng tuổi thọ và hậu quả nghiêm trọng của nó đối với sức khỏe cộng đồng.

Ở độ tuổi 25 - 35 khối lượng của bộ xương ổn định. Đây cũng chính là giai đoạn bộ xương có khối lượng khoáng chất cao nhất. Từ tuổi 35 - 40 trở đi, khối lượng khoáng chất của bộ xương sẽ giảm dần theo tuổi với tốc độ mất xương từ 0,5 đến 1% mỗi năm. Riêng ở phụ nữ, sau khi mãn kinh, tốc độ mất xương sẽ nhanh hơn hẳn nam giới cùng tuổi. Trong 5 - 10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương là 2 - 4% khối lượng xương mỗi năm.

Biểu hiện của loãng xương ra sao?

Những biểu hiện của loãng xương thường xuất hiện từ từ, tự nhiên, đôi khi do tình cờ chụp phim X quang mà thấy. Đau xương là biểu hiện chủ yếu của loãng xương nguyên phát. Vị trí hay gặp đau ở vùng cánh chậu, vùng các đốt xương thắt lưng, ít gặp ở các vị trí các xương dài. Đau tăng khi hoạt động, đứng lâu, đi lại giảm đau khi được nghỉ ngơi. Giảm chiều cao so với lúc trẻ.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của loãng xương?

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của loãng xương bao gồm: giới, tuổi chiều cao cân nặng, yếu tố nội tiết chế độ dinh dưỡng chế độ luyện tập, các thói quen lối sống chủng tộc và nhiều yếu tố khác. 

Phụ nữ có nguy cơ xuất hiện loãng xương cao hơn nam giới gấp 6-8 lần phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, mà chế độ dinh dưỡng không ăn uống đủ chất đặc biệt là protidcanxi để bù đắp lại. Tuổi càng cao nguy cơ loãng xương càng tăng. Sự mất xương bắt đầu vào khoảng tuổi 35-40. Những người có tầm vóc nhỏ dễ có nguy cơ loãng xương. Kém phát triển thể chất từ nhỏ, đặc biệt là còi xương suy dinh dưỡng làm bộ xương không đạt được khối lượng khoáng chất đỉnh ở tuổi trưởng thành. Những người béo ít mắc loãng xương hơn so với người gầy

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của loãng xương bao gồm: giới, tuổi, chiều cao...

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của loãng xương bao gồm: giới, tuổi, chiều cao... 

Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ Nhóm phụ nữ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao hơn nhóm chưa mãn kinh. Mãn kinh sớm dưới 45 tuổi cũng là yếu tố nguy cơ của loãng xương. Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan triển xương. Protein canxi và phosphor… là những chất khoáng quyết định sức mạnh của hệ thống cơ xương. Các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, D, K, đồng mangan và kẽm cũng có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và giữ cho mật độ xương

Hoạt động thể lực và tập luyện thể dục rất quan trọng đối với việc xây dựng và duy trì khối xương. Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời cũng ảnh hưởng tới khối lượng xương. Người da trắng và da vàng Châu Á có tỷ lệ loãng xương cao hơn những người da đen.

Thói quen uống nhiều bia rượu cà phê, hút nhiều thuốc lá... làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi qua đường tiêu hóa Uống nhiều rượu bia cà phê thuốc lá là những yếu tố nguy cơ của loãng xương. Bị mắc các bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thu Protid canxivitamin D; Mắc bị các bệnh nội tiết, thận, bất động lâu ngày đều có ảnh hưởng đến loãng xương. Dùng thuốc Cocticoid lâu ngày, thuốc chống động kinh... làm tăng nguy cơ mất xương.

Hậu quả của loãng xương ra sao?

Hậu quả của loãng xương gây ran đau xương mãn tính, đau xương từng đợt, đau tăng khi vận động. Đau thắt lưng cột sống dẫn đến hạn chế vận động như cúi, ngửa nghiêng. Dẫn đến lún đốt sống dẫn đến gù, vẹo chèn ép rễ thần kinh của tuỷ sống. Loãng xương rất dễ dàng làm cho gãy xương tự nhiên, hoặc chỉ sau một chấn thương rất nhẹ. Gãy cổ xương đùi gãy xương cổ tay gãy xương chậu là những hậu quả nặng nề của loãng xương, dẫn đến tàn phế tử vong

Làm gì để dự phòng loãng xương?

Các biện pháp dự phòng loãng xương bao gồm: bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các khoáng chất như canxi vitamin D; tập thể dục thường xuyên;  sử dụng nội tiết thay thế với phụ nữ mãn kinh và duy trì cân nặng vừa phải; hạn chế hút thuốc lá và uống qua nhiều rượu bia, cà phê.

Cung cấp đầy đủ canxi suốt đời là sự cần thiết để đạt được đỉnh khối lượng xương và duy trì sức khoẻ Phụ nữ trưởng thành nhu cầu Can xi là 1.000-1.200 mg/ngày. Phụ nữ trên 50 tuổi, mãn kinh có thể cần tới 1.500 mg Ca/ngày. Lượng canxi tối đa an toàn là 2.500 mg/ngày.  Ăn nhiều loại rau và trái cây tươi, uống nhiều nước và cố gắng bổ sung 1.000-1.500 mg canxi mỗi ngày là điều cần thiết với phụ nữ tuổi mãn kinh vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hoá Canxi và xương. Người trưởng thành nhu cầu vitamin D cần 200 UI/ngày. Tuy nhiên, mỗi ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (để hở mặt, cánh tay, cẳng tay) khoảng 30 phút là đủ lượng Vitamin D cần thiết.

Cung cấp đầy đủ canxi suốt đời là sự cần thiết để đạt được đỉnh khối lượng xương và duy trì sức khoẻ

Cung cấp đầy đủ canxi suốt đời là sự cần thiết để đạt được đỉnh khối lượng xương và duy trì sức khoẻ

Bài tập thể dục thông thường để chịu đựng sức nặng cơ thể và tăng sức mạnh của cơ để giảm nguy cơ té ngã và loãng xương. Các bài tập bao gồm đi bộ, leo cầu thang, khiêu vũ, tenis. Các bài tập thể dục nên kéo dài suốt đời ở mọi lứa tuổi, để phòng ngừa loãng xương và sức khoẻ nói chung. Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút, giúp cho xương chắc khoẻ và duy trì mật độ.

Sử dụng nội tiết tố thay thế (HRT) là liệu pháp dùng estrogen tổng hợp hoặc Progestin. HRT được dùng để thay thế cho việc thiếu hụt nội tiết tố của người phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh HRT giúp giảm các triệu chứng mãn kinh và tác dụng ngăn chặn sự mất xương xảy ra sau khi mãn kinh. HRT đặc biệt có hiệu quả với chứng loãng xương trong 5 năm đầu tiên sau mãn kinh.

'Phòng bệnh hơn Chữa bệnh'. Bệnh loãng xương có thể được phòng ngừa tốt bằng việc duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt tập luyện vận động đầy đủ và hợp lý ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời. Đây phải là ý thức tự giác của nhiều thế hệ cha mẹ khỏe mạnh, các con khỏe mạnh. Riêng ở phụ nữ mãn kinh loãng xương sẽ được phòng ngừa tốt nhất bằng liệu pháp nội tiết thay thế (nếu có chỉ định và điều kiện) kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật