Dự phòng loãng xương giúp sống khoẻ sống lâu, kéo dài tuổi thọ

Cuộc sống của chúng ta diễn ra hàng ngày với quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” và tuổi thọ của con người cũng có giới hạn nhất định. Nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ là nhu cầu của mọi người và có nhiều yếu tố tác động đến kết quả của nhu cầu này. Trong đó, sức khỏe xương và các bệnh về xương đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Sức khỏe xương quyết định chất lượng cuộc sống và tuổi thọ:

Xương thuộc hệ cơ xương, đảm nhận các vai trò quan trọng như tạo hình cơ thể, tạo các khoang chứa cơ quan nội tạng hỗ trợ quá trình vận động, là nơi sản sinh của các tế bào máu,…

Trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương Khoảng 1/4 số phụ nữ ngoài 60 tuổi bị gãy xương do bệnh này. Nguy cơ loãng xương tăng cao ở người cao tuổi, kể cả nam giới.

Giáo sư Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam, cho biết, xương được cấu tạo bởi 2 loại tế bào: tạo cốt và huỷ cốt. Ở trẻ em hoạt động của tạo cốt bào chiếm ưu thế, giúp xương phát triển nhanh. Hai loại tế bào này ở thế cân bằng trong độ tuổi 20-30, khi mật độ xương đạt đến đỉnh điểm. Từ tuổi 35, số huỷ cốt bào bắt đầu tăng nhanh tạo ra quá trình suy thoái. Mật độ xương giảm dần và đến một lúc nào đó, bệnh loãng xương xuất hiện.

Quá trình mất xương thường xảy ra sau độ tuổi sau 30. Giai đoạn mất xương nhanh xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, người cao tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ cao. Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thuỷ, Phó trưởng khoa Khớp bệnh viện Bạch Mai, cho biết, có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ loãng xương như hút thuốc nghiện rượu và cà phê lối sống tĩnh tại chế độ ăn thiếu canxi bị rối loạn tiêu hóa thiếu vitamin C và D. Ở phụ nữ nồng đô oestrogen thấp (mãn kinh, cắt bỏ buồng trứng dùng thuốc chữa ung thư vú) cũng dẫn đến bệnh này.

Nguy cơ loãng xương cũng tăng cao ở những người bị viêm khớp dạng thấp viêm gan C nhiễm trùng gan cường giáp cường tuyến phó giáp. Ngoài ra, việc dùng lâu dài một số thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh như heparin (làm loãng máu), phenytoin (chống động kinh) corticoid (kháng viêm).

Bệnh loãng xương thường không có triệu chứng sớm. Khoảng 60% ca xẹp đốt sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng. Vì vậy, rất nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã bị đau xương, gãy xương, giảm chiều caođau lưng Đây là lúc bệnh đã nặng và việc điều trị thường khó khăn.

Xương bị loãng sẽ dễ gãy gây đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng lao động. Trên 30% bệnh nhân bị nứt xương chậu do loãng xương phải có y tá chăm sóc lâu dài tại nhà. Khoảng 20% phụ nữ bị gãy xương cổ xương đùi sẽ tử vong trong năm sau do những hậu quả gián tiếp của tai nạn. Thêm vào đó, nếu đã bị gãy cột sống một lần do loãng xương, người bệnh sẽ có rất nguy cơ gãy xương nhiều lần nữa trong những năm tiếp theo.

Và, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ có thể bị giảm đáng kể.

Vậy, cần phải làm gì?

Rất nhiều người chấp nhận quá trình mất xương song hành cùng với tuổi tác. Thực chất, suy giảm mật độ xương không phải là hậu quả của quá trình già hóa.

Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động sử dụng  biện pháp để giúp xương luôn chắc khỏe, hạn chế tình trạng mất xương và loãng xương:

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải đạt khối lượng xương đỉnh cao nhất lúc trưởng thành. Vì vậy, hãy “đầu tư cho xương của bạn” ngay từ hôm nay, ở bất kỳ độ tuổi nào.

Dự phòng loãng xương sớm từ sau tuổi 30: Tăng quá trình tạo xương và giảm quá trình hủy xương:

- Trong suốt cuộc đời, cần duy trì  cho xương một chế độ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cấu thành và giữ để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếp sống lành mạnh, hoạt động thể thao đều đặn, tránh các thói quen xấu làm giảm hấp thu Canxi và tăng hủy xương.

-  Cần phát hiện, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ gây mất xương. Khi đó cần bổ sung ngay Canxi, các khoáng chất cần thiết khác cho xương.

Bổ sung Canxi để dự phòng loãng xương, cần an toàn và hiệu quả:

Để canxi phát huy tối đa tác dụng cho tăng khối xương và giảm tác dụng không mong muốn, cần thêm vitamin D giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu. Đồng thời, cần MK7 giúp chuyển hóa canxi từ máu vào xương và kéo canxi ra khỏi những chỗ nguy hiểm là mạch máu mô mềm (Canxi gây vôi hóa thành mạch dẫn tới xơ vữa động mạch).

Vitamin D3 và MK7 sẽ hiệp đồng tác dụng để đưa Canxi vào tận xương, giúp xương chắc khỏe, và không cho Canxi đi vào những chỗ gây bệnh như mạch máu, mô mềm thận

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật