Phép dưỡng sinh mùa xuân đúng phép vệ sinh, dùng thực phẩm đủ chất

Phép dưỡng sinh ngày nay là phải ăn ở cho đúng phép vệ sinh, dùng thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, năng hoạt động thể dục thể thao giữ cho thân thể khỏe mạnh cường tráng. Phải tùy thời mà hoạt động sao cho hợp với đạo của trời đất.

Phép dưỡng sinh mùa xuân nói chung và dưỡng sinh ăn uống nói riêng, trên cơ sở nguyên tắc thuận ứng với tự nhiên, phải chú ý bảo vệ và bồi dưỡng dương khí, tuân thủ nguyên tắc “xuân hạ dưỡng dương”. Muốn vậy, thức ăn cần trọng dụng các loại thực phẩm có vị cay, tính ấm và tránh dùng các thức ăn lạnh dễ làm tổn thương dương khí. Hơn nữa, theo học thuyết ngũ hành, can thuộc Mộc, tỳ thuộc Thổ, can mộc vượng thịnh sẽ khắc phạt tỳ thổ.

Mùa xuân là mùa ứng với can mộc, nếu không biết phép dưỡng sinh mà làm cho can mộc quá vượng tất sẽ khiến cho tỳ thổ bị suy yếu mà phát sinh tật bệnh. Bởi vậy, dưỡng sinh ăn uống mùa xuân không những cần tạo điều kiện cho tạng can hoạt động thuận lợi với vai trò là cơ quan chủ khí mà còn phải chú ý tránh làm cho can mộc vượng thịnh quá mức và bảo trợ tỳ vị làm tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Làm đúng đạo dưỡng sinh, cơ thể sẽ khỏe. Nếu trái lại sẽ thương đến can, không đủ khí giúp sự phát triển của Tâm, tới mùa hạ diễn ra bệnh hàn.

Đêm ngủ muộn, dậy sớm, tập thể dục

Đêm ngủ muộn, dậy sớm, tập thể dục

Về sinh hoạt

Đêm ngủ muộn, dậy sớm tập thể dục nới rộng quần áo, để cho khí sinh ra. Nguyên nhân là do sau mùa đông, bước vào màu xuân, cơ thể có sự tăng lên về chuyển hóa cơ bản, cần có nhiều huyết dịch và oxy cho cơ thể, lượng máu lên não giảm, khiến giảm độ hưng phấn của não dễ gây mệt mỏi buồn ngủ Để khắc phục tình trạng này người xưa cũng khuyên nên ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn, tập thể dục, đầu tóc buông xõa, quần áo và thắt lưng nới rộng, làm cho tinh thần và cơ thể thoải mái.

Về tinh thần

Theo quan niệm của Đông y, khí mùa Xuân thông với tạng Can, ứng với hành Mộc. Nếu chức năng của Can bị trục trặc, con người sẽ dễ bị kích động, phát sinh “nộ khí” (cáu giận). Cho nên trong cách hành xử: “Chỉ sinh mà không sát, chỉ cho mà không cướp lấy, chỉ thưởng mà không phạt” Cho nên ngày xuân, để dưỡng tinh thần, thuận ứng với sinh khí đang nảy nở tốt tươi trong trời đất, cần giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, cởi mở, lạc quan yêu đời. Chính vì vậy, nên thời xưa coi “tháng giêng là tháng ăn chơi”, thường tổ chức giải trí lễ hội...

Về ẩm thực

Nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có tính ôn ấm và bồi bổ dương khí. Mùa xuân, vạn vật phục hồi, dương khí thịnh, khí dương trong nhân thể cũng tăng lên, lúc này rất cần phải dưỡng dương. Khí dương chính là động lực và năng lượng của sự sống. Theo đó, về mùa xuân nên dùng nhiều các thực phẩm như tỏi gừng, hành, hẹ, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, thịt chó, thịt dê, thịt chim sẻ, tôm… và những đồ ăn thức uống có tính cay ấm để sinh phát dương khí.

Những đồ ăn thức uống có tính cay ấm để sinh phát dương khí

Những đồ ăn thức uống có tính cay ấm để sinh phát dương khí

Nên ăn nhiều đồ ngọt, ăn ít chất chua. Y học cổ truyền cho rằng, tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá khí huyết của cơ thể. Tỳ vị vượng thịnh thì cơ thể khỏe mạnh và sống lâu. Nhưng vào mùa xuân can khí làm chủ, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ.

Theo học thuyết Ngũ hành, mộc khắc thổ cho nên mùa xuân can khí vượng thịnh dễ làm hại tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến chức năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể dinh dưỡng học phương Đông cho rằng, năm vị quy vào năm tạng: vị chua vào can, vị ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị đắng vào tâm, vị mặn vào thận Đồ ăn thức uống có vị ngọt có thể bổ ích cho tỳ khí, vậy nên vào mùa xuân ăn nhiều đồ ngọt để tăng cường công năng của tỳ thổ và ăn ít chất chua để giảm bớt sự vượng thịnh của can mộc.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nguyên tắc dưỡng sinh ẩm thực trong quá trình vận dụng phải tùy người, tùy nơi và tùy lúc mà dùng. Ví như, người có bệnh đái tháo đường thì cho dù là mùa xuân cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều đồ mặn, người có thể chất dương thịnh thì không nên dùng nhiều đồ cay nóng và tráng dương người âm thịnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh và dưỡng âm, tiết trời trở lạnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh…

Ăn uống nên thanh đạm và đa dạng. Thức ăn béo ngậy thường khó tiêu khó hấp thu và dễ gây cảm giác ngấy chán khiến người ta cảm thấy mệt mỏi đầy bụng chậm tiêu Bởi vậy, về mùa xuân ăn uống cần phải thanh đạm, hạn chế ăn những đồ béo ngậy, nhiều mỡ động vật, các món ăn chiên xào, quay rán… Đồng thời phải đa dạng hóa các đồ ăn thức uống, biết phối hợp các món ăn với nhau sao cho hợp lý và khoa học, kết hợp hài hòa giữa các thức ăn thô và tinh, khô và loãng, mặn và chay, thịt cá và rau quả… như vậy mới giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng tinh lực ngày xuân trở nên dồi dào.

Nên ăn nhiều rau quả tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một mùa đông lạnh giá cơ thể thường lâm vào tình trạng thiếu vitamin chất khoáng các nguyên tố vi lượng và tân dịch. Đó là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh như viêm niêm mạc miệng viêm mép, viêm lưỡi quáng gà viêm da ho khan viêm họng khô miệng…

Bởi vậy, việc trọng dụng các loại rau quả tươi vốn chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng trong chế độ ăn là hết sức cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý dùng các loại rau, quả như cam quýt dưa hấu táo chuối tiêu, rau hẹ, rau chân vịt, măng cà rốt củ đậu, củ mài hạt dẻ mã thầy ngó sen giá đỗ cà chua sắn dây các loại nấm…

Nên ăn những loại thực phẩm có công dụng giải nhiệt bên trong. Trong y học cổ truyền, nhiệt bên trong được gọi là nội nhiệt hay uất nhiệt. Theo quan niệm của Đông y, vào mùa đông để chống chọi với giá rét người ta thường mặc nhiều quần áo, ăn uống nhiều đồ cay nóng, thậm chí dùng rượu thái quá nên cơ thể tích nhiều nhiệt bên trong, đến mùa xuân dưới tác động của phong khí bên ngoài, thứ nhiệt này có xu hướng phát tán ra bên ngoài mà sinh ra các chứng váng đầu, tức ngực, phiền muộn, tứ chi nặng nề…

Bởi thế, phép dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân khuyên nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh trừ nội nhiệt, bổ âm để dưỡng dương như các loại dưa, củ mài đậu đen nước mía nước rau má rau diếp cá ngó sen, rau kim châm ngân nhĩ hạt sen trà hoa cúc trà kỷ tử, ba ba, cá chạch, lươn…

Về phòng bệnh

Cần đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn virút gây các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm viêm phế quản viêm phổi Theo y học cổ truyền, mùa xuân hay xuất hiện các chứng bệnh “phong ôn”, “ôn dịch”...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật