Thông tin cơ bản về Aminocaproic Acid (thuốc tiêm)

Aminocaproic Acid (thuốc tiêm)

Thuốc có thể gây đông máu hoặc huyết khối, yếu cơ xương hoại tử các sợi cơ, tổn thương cơ tim

CHỈ ĐỊNH

Điều trị chảy máu nặng do tiêu fibrin (chẩn đoán chắc chắn bằng xét nghiệm) thường gặp trong phẫu thuật tim nối tắt tĩnh mạch cửa -chủ, cắt bỏ tuyến tiền liệt thận hoặc trong một số bệnh về máu (thiếu máu không tái tạo); bong rau non xơ gan bệnh ung thư

Điều trị và dự phòng chảy máu nặng ở người bị hemophili khi làm các thủ thuật ở miệng hoặc nhổ răng

Dự phòng chảy máu dưới màng nhện tái phát. Trong các tình huống nặng, đe dọa tính mạng, có thể cần phải truyền máu tươi toàn phần, truyền fibrinogen và các biện pháp cấp cứu khác.

Aminocaproic Acid (thuốc tiêm)

Aminocaproic Acid (thuốc tiêm)

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không được dùng acid aminocaproic khi xác định có quá trình tăng đông máu trong mạch (vì có nguy cơ tạo huyết khối nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong).

Khi không biết chắc chắn nguyên nhân chảy máu là tiêu fibrin nguyên phát hay là đông máu nội mạch rải rác thì cần phân biệt rõ trước khi dùng acid aminocaproic. Không được dùng acid aminocaproic trong trường hợp đông máu nội mạch rải rác nếu không kèm liệu pháp heparin

Thuốc có thể bị chống chỉ định với người bệnh tăng urê huyết hoặc có bệnh tim thận hay gan

Mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Không được tiêm tĩnh mạch nhanh dung dịch thuốc chưa pha loãng. Khi truyền thuốc được pha bằng cách lấy 10 - 20ml (4 - 5g) pha trong 250ml dịch truyền natri clorid 0,9% glucose 5% hoặc Ringer. Phải kiểm tra bằng mắt xem dung dịch có các hạt nhỏ hoặc biến màu hay không.

Với những hội chứng chảy máu cấp tính do tăng tiêu fibrin, ở người lớn truyền 4 -5g thuốc trong giờ đầu, sau đó tiếp tục truyền với tốc độ 1 - 1,25g/ giờ (4 - 5ml thuốc pha loãng thành 50ml) trong khoảng 8 giờ hoặc cho đến khi kiểm soát được tình hình chảy máu. Mặc dù độ an toàn và hiệu quả của acid aminocaproic ở trẻ em chưa được xác định, thuốc đã được tiêm truyền cho trẻ em với liều 100mg/ kg hoặc 3g/ m2trong giờ đầu, sau đó tiếp tục truyền với tốc độ 33,3mg/ kg mỗi giờ hoặc 1g/ m2mỗi giờ. Tổng liều không vượt quá 18g/ m2trong 24 giờ.

TÁC DỤNG PHỤ

Đau hoặc đỏ ở vị trí tiêm buồn nôn nôn đau bụng chuột rút tiêu chảy đau đầu hoa Mắt nhầm lẫn, ảo giác, sưng tay bàn tay bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, giảm thị lực hoặc nhìn mờ ù tai nổi mề đay phát ban ngứa khó thở hoặc khó nuốt yếu cơ mệt mỏi khó thở tức ngực, khó chịu ở cánh tay, vai, cổ hoặc lưng, đổ mồ hôi quá nhiều, cảm giác nặng nề đau nóng và / hoặc sưng ở chân hoặc trong khung chậu, ngứa đột ngột hay lạnh trong cánh tay hoặc chân, nói chậm hoặc khó nói buồn ngủ đột ngột, yếu đột ngột hoặc bị tê tay/ chân, thở nhanh, nhói đau khi hít một hơi sâu nhịp tim nhanh hoặc chậm ho ra máu nước tiểu có màu gỉ sắt, giảm lượng nước tiểu ngất xỉu co giật Thuốc tiêm axit Aminocaproic có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc

LƯU Ý

Trước khi sử dụng thuốc tiêm Aminocaproic, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với axit aminocaproic hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có cục máu đông bệnh tim gan hoặc bệnh thận Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang sử dụng thuốc tiêm axit aminocaproic.

Phụ nữ có thai: Không biết acid aminocaproic có thể gây nguy hiểm cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Chỉ dùng thuốc cho thai phụ khi thật cần thiết.

Bà mẹ cho con bú: Không biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết vào sữa mẹ, nên thận trọng khi dùng acid aminocaproic cho người đang cho con bú.

Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được thiết lập ở bệnh nhân nhi.

QUÁ LIỀU

Triệu chứng của quá liều có thể bao gồm co giật Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

BẢO QUẢN

Nếu được tiêm axit aminocaproic tại nhà, cần bảo quản thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và ngoài tầm tay trẻ em. Loại bỏ thuốc quá hạn hoặc không còn cần thiết. Nói chuyện với dược sĩ về việc tiêu hủy thuốc.

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.

TƯƠNG TÁC

Có tác dụng đối kháng khi dùng đồng thời axit Aminocaproic cùng các thuốc làm tiêu huyết khối (alteplase, anistreplase, streptokinase, urokinase) nhưng lại có tác dụng cộng hợp với các thuốc thúc đẩy quá trình đông máu nên cần thận trọng.

Dùng đồng thời Oestrogen và thuốc tránh thai chứa estrogen với acid aminocaproic có thể làm tăng khả năng tạo huyết khối.

Với liều trên 24g/ ngày, thuốc có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm thời gian chảy máu.

DƯỢC LÝ VÀ CƠ CHẾ

Axit aminocaproic có tác dụng ức chế cạnh tranh sự hoạt hoá plasminogen, do đó làm giảm chuyển đổi plasminogen thành plasmin (fibrinolysin), là một enzym phân giải các cục đông fibrin và cả fibrinogen và cùng nhiều protein khác của huyết tương bao gồm các tiền yếu tố V, VIII. Axit aminocaproic cũng trực tiếp ức chế hoạt động của plasmin, nhưng cần ở liều cao mới giảm được việc tạo thành plasmin.In vitro, hiệu lực tiêu fibrin của acid aminocaproic bằng khoảng 1/5 đến 1/10 của acid tranxenamic.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Tiêm tĩnh mạch 1 liều đơn 10g axit aminocaproic, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt nhất thời 600mcg/ ml. Để duy trì ức chế tiêu fibrin quá mức cần thiết phải có nồng độ thuốc trong huyết tương khoảng 130mcg/ ml và nồng độ này có thể đạt được và duy trì được bằng cách tiêm tĩnh mạch 1 liều 5g tiếp theo là truyền tĩnh mạch liên tục 1 - 1,25g/ giờ cho tới khi cầm máu Không được vượt quá 30g trong 24 giờ.

Sau khi dùng thuốc kéo dài, axit aminocaproic phân bố khắp cơ thể. Sau khi tiêm, thể tích phân bố khoảng 30 lít. Thuốc không gắn với protein huyết tương. Thuốc phần lớn không chuyển hoá. Đường thải trừ chủ yếu là qua thận, từ 40 đến 65% là dạng không biến đổi, 11% là chất chuyển hoá axit adipic. Axit aminocaproic có nửa đời thải trừ khoảng 2 giờ. Axit aminocaproic có thể loại bỏ bằng thẩm phân máu và màng bụng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật