Rối loạn chức năng đại tràng và những điều bạn cần biết

Rối loạn chức năng đại tràng là một thể bệnh trong nhóm bệnh đại tràng. Còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn đại tràng, viêm đại tràng co thắt,...

Thế nào là rối loạn chức năng đại tràng?

Bệnh rối loạn chứng năng đại tràng được chia 2 nhóm: nhóm thứ phát và nhóm nguyên phát. Trong đó, nhóm có nguyên nhân gọi là bệnh rối loạn chức năng đại tràng thứ phát và nhóm không có nguyên nhân gọi là rối loạn chức năng đại tràng nguyên phát. Các triệu chứng của bệnh thông thường là đau bụng quặn, rối loạn đi cầu (phân lỏng hoặc táo bón thất thường) chướng bụng đầy bụng phân có thể có nhầy mũi, tổng trạng chung bình thường.

Bệnh rối loạn chức năng đại tràng thứ phát

Nguyên nhân của bệnh rối loạn đại tràng thứ phát là do những nguyên nhân ở ngoài đại tràng gây ra. Nó có biểu hiện là những rối loạn chức năng đại tràng như đau bụng đi lỏng táo bón đầy hơi. Nếu loại trừ được các nguyên nhân đó, hoạt động đại tràng sẽ trở lại bình thường. Các nguyên nhân có thể là: bệnh đường ruột ngoài đại tràng, nguyên nhân do thần kinh, do bệnh lý chuyển hóa nội tiết do thuốc men, do độc tố

Bệnh đường ruột ngoài đại tràng: do ăn uống (ăn nhiều, uống quá nhiều nước hoặc uống quá ít nước, ăn không đủ chất, thiếu chất xơ ăn nhiều gia vị, uống nhiều bia rượu…), do dạ dày (cắt dạ dày một phần hoặc toàn phần dạ dày vô toan hoặc giảm toan trong viêm teo dạ dày dạ dày tăng toan…), do bệnh gan mật (viêm gan ứ mật, mổ cắt túi mật), bệnh ở tụy (viêm tụy mãn, một số khối u tụy gây rối loạn tiết men tụy)…

Bệnh đại tràng do thần kinh: phụ nữ có kinh bị đi lỏng vài ngày, người mắc bệnh ở tuyến tiền liệt túi tinh niệu đạo nhiễm khuẩn tiết niệu chấn thương cột sống bệnh tâm thần kinh…

Bệnh rối loạn đại tràng do chuyển hóa nội tiết : do bệnh tuyến giáp tiểu đường tăng acid uric máu.

Do thuốc: thuốc kháng sinh gây đi lỏng, các thuốc chống trầm cảm gây táo bón nhiễm độc muối vàng thủy ngân gây đi lỏng…

Với trường hợp bệnh này thường không tìm thấy nguyên nhân cụ thể, chẩn đoán bệnh khi đã loại trừ các thương tổn thực thể ở đại tràng. Hiện nay người ta thường gọi là hội chứng ruột kích thích

Làm gì khi bị rối loạn chức năng đại tràng?

Sau đây là một số lời khuyên hữu ích giúp cho các bệnh nhân bị rối loạn đại tràng cải thiện được căn bệnh của mình:

Thay đổi chế độ ăn uống

Một đặc điểm hết sức chú ý của căn bệnh tiêu hóa này là phải tự xây dựng một chế độ ăn uống thật khoa học. Ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nặng triệu chứng của bệnh, vì vậy người bệnh nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại những thực phẩm ăn vào gây kích thích đường ruột dẫn đến đi ngoài ngay. Thực tế cho thấy, có những người không thể ăn được rau sống hoặc cứ uống sữađau bụng đi ngoài…

Người bị rối loạn đại tràng nên kiêng hẳn rượu bia thuốc lá cafe, chè đặc…

Hạn chế các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: đồ ăn tanh, sống, tái, thức ăn để nhiều ngày trong tủ lạnh, hàng quán đi rong…

Khi đã bị chướng bụng, đầy hơi thì không nên ăn bắp cải, rau cải, khoai, sắn dưa chuột hành tây; các thực phẩm ngọt như: bánh kẹo, bơ sữa các đồ uống có gas.

Khi đang bị đi ngoài nên kiêng các món ăn nhiều dầu mỡ, nên ăn luộc để tránh gây bệnh nặng thêm.

Khi bị táo bón nên ăn lượng nhiều rau xanh hơn trong các bữa ăn uống nước cam và tăng cường uống nhiều nước (đảm bảo 1,5 - 2 lít nước/ngày).

Rối loạn đại tràng là một bệnh chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh lý đường tiêu hóa và là căn bệnh phổ biến trong nhân dân. Để phòng tránh và hạn chế bệnh này, người bệnh nên ăn uống điều độ, cần chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa trong ngày, không nên ăn no trong một bữa. Ngoài ra, luôn giữ ấm bụng, đêm ngủ nên đắp chăn mỏng lên bụng hoặc tập xoa bụng để luyện thói quen đại tiện đúng giờ, đều đặn.

Sống lạc quan, vui vẻ

Bệnh rối loạn chức năng đại tràng do đường ruột rất nhạy cảm nên dễ bị kích thích làm co thắt gây đau bụng, đi ngoài, đặc biệt là khi người bệnh bị căng thẳng thần kinh, lo lắng hoặc mất ngủ Vì vậy, người bệnh cần ngủ đúng giờ, tránh những công việc quá áp lực và giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, sống vui vẻ, tích cực. Một số người bệnh thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng các môn thể dục phù hợp hoặc đi bộ tập yoga khí công, dưỡng sinh… giúp cân bằng cơ thể và có công dụng hạn chế tái phát bệnh.

Rối loạn chức năng đại tràng có thể giảm triệu chứng khi dùng thuốc nhưng rất dễ tái phát nếu chúng ta ăn uống không kiêng khem, thiếu khoa học…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật