Cảnh báo: Những đối tượng không nên ăn mướp đắng

Để đảm bảo sức khoẻ, phụ nữ có thai, người bị huyết áp thấp... cần hạn chế ăn mướp đắng.

Một quả mướp đắng (khổ qua) là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin nhóm B vitamin C, beta-caroten, các khoáng chất canxi sắt, kẽm và phốt pho. Riboflavin, thiamin và foliate và trong loại quả này cũng khá dồi dào.

Nhờ giàu dưỡng chất, nhiều người lựa chọn mướp đắng để bồi bổ cơ thể.

Ngoài ra, ăn mướp đắng có liều lượng cũng đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ung thư Đông Y có nhiều bài thuốc giải độc, sáng mắt, thanh nhiệt sử dụng nguyên liệu này.

Tuy nhiên, một số đối tượng 'lạm dụng' thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Một quả mướp đắng (khổ qua) là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Một quả mướp đắng (khổ qua) là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể 

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong thời gian mang thai phụ nữ cần bổ sung nhiều dưỡng chất, trong đó có chất béo và chất xơ Hai dưỡng chất này lại chiếm tỉ lệ khá ít ỏi trong mướp đắng. Bên cạnh đó, mướp đắng còn chứa độc tố vicine, có thể khiến người nhạy cảm như thai phụ trẻ sơ sinh đau nhức, thậm chí hôn mê

Ăn nhiều mướp đắng cũng làm giảm đường huyết, kích thích tử cung tăng nguy cơ sinh non sảy thai Trong thời kỳ cho con bú, mẹ ăn nhiều mướp đắng sẽ truyền một số thành phần không tốt vào cơ thể trẻ. Vì thế phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên hạn chế ăn mướp đắng để bảo vệ thai nhi trẻ nhỏ. Các bác sỹ cũng khuyến cáo phụ nữ trong ngày 'đèn đỏ' không nên ăn mướp đắng.

Người bị bệnh huyết áp thấp

Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng hạ đường huyết dẫn đến tụt huyết áp Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều mướp đắng huyết áp hạ đột ngột dễ gây chóng mặt đau đầu Người mắc bệnh huyết áp thấp lại càng phải 'hạn chế' sử dụng để bệnh không tiến triển xấu. Các chuyên gia đã tiến hành những thí nghiệm với động vật. Trong đó, sau 15 ngày không sử dụng mướp đắng, chuột và thỏ thí nghiệm đều tránh được tình trạng hạ đường huyết lượng glucose được cải thiện. Những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp cũng không nên ăn nhiều mướp đắng, dễ khiến bệnh tái phát, thậm chí nặng hơn trước.

Tuy nhiên, mướp đắng lại khá có lợi với bệnh nhân tiểu đường Khi tiến hành thí nghiệm với chuột mắc nhân tiểu đường các chuyên gia nhận thấy việc sử dụng mướp đắng dạng bào chế đông khô không gây ảnh hưởng đến việc hạ đường huyết Thậm chí, việc sử dụng mướp đắng trong 6 tuần còn làm chậm biến chứng về võng mạc của những con vật này.

Người bị bệnh gan, thận

Mướp đắng khá khó tiêu người mắc bệnh về thận gan không nên ăn quá nhiều. Sau khi ăn mướp đắng enzym gan tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan. Loại quả này cũng chứa một số chất khiến tế bào gan bị thay đổi hình dạng. Bệnh nhân ăn quá nhiều mướp đắng khiến bệnh tình nặng nề hơn, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Người thiếu men G6PD, men hỗ trợ tế bào hồng cầu chuyển hoá, cũng cần hạn chế loại quả này. Người mắc bệnh về đường tiêu hoá nên giảm ăn mướp đắng, do khó tiêu mướp đắng khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tình trạng quá tải.

Ngoài ra, người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng dễ gây ra các vấn đề về tiêu hoá, nhất là với người có tính hàn. Nó còn có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ sinh sản, sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn đừng loại bỏ hoàn toàn loại quả này. Sự kết hợp hài hoà sẽ đem lại những kết quả bất ngờ cho sức khoẻ của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật