Bệnh đường tiêu hóa: Thay đổi nhiều bệnh lý và giữa các vùng, miền

Ở nước ta, các bệnh lý đường tiêu hóa đứng đầu trong nhóm bệnh nội khoa với hàng loạt biểu hiện trải dài dọc ống tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ như tuyến nước bọt, túi mật, tuyến tụy. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về điều kiện sống cũng như chất lượng chẩn đoán, điều trị mô hình bệnh tật của hệ thống này đã có những thay đổi về bệnh lý và giữa các vùng, miền.

Những bệnh lý tiêu hóa nào đang tăng nhanh?

Ai cũng biết hệ tiêu hóa có nhiều chức năng nhưng cơ bản mà quan trọng nhất là tiêu hóa thức ăn hay nói cách khác là mang thức ăn chuyển hóa thành những chất phù hợp để đảm bảo hoạt động sống trong cũng như xây dựng, duy trì sự ổn định của cơ thể. GS.TS. Đào Văn Long, Trưởng khoa Tiêu hóa  bệnh viện Bạch Mai cho biết, có nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nhưng có thể nói đến một số bệnh thông thường ở nước ta như:

Nhiễm trùng ống tiêu hóa: Như nhiễm vi khuẩn virut ký sinh trùng gây tiêu chảy cấp, thậm chí có những lúc gây dịch như dịch tả, ngộ độc thức ăn…

Nhiễm trùng mạn tính: Gặp nhiều nhất ở nước ta là vi khuẩn HP, có khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm loại vi khuẩn này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày loét dạ dày trá tràng viêm teo niêm mạc dạ dày u lympho dạ dày…

Những bệnh rối loạn đường tiêu hóa: Bao gồm hội chứng ruột kích thích chứng khó tiêu chức năng, trào ngược…

Bệnh tự miễn đường tiêu hóa: Chẳng hạn như bệnh loét dạ dày tự miễn, bệnh Crohn viêm loét đại trực tràng chảy máu Ngoài ra, có bệnh thông thường nhưng ít để ý, là bệnh tự miễn có thể gây viêm mắt viêm da viêm dạ dày viêm ruột…

Trong đó, GS. Long nhấn mạnh một số loại bệnh thuộc hệ tiêu hóa tăng lên rất nhanh nhưng chưa rõ nguyên nhân vì sao, bao gồm:

Ung thư ống tiêu hóa: Đó là các bệnhung thư dạ dày đại tràng thực quản tăng lên rất nhanh và đây là những bệnh lý gây ra những đột biến về mặt bệnh tật đối với ống tiêu hóa Số liệu tại Hội nghị khoa học về bệnh tiêu hóa toàn quốc lần thứ XIX cho thấy, trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 11.000 đến 12.000 người mắc mới ung thư dạ dày và 8.000 người tử vong Với bệnh ung thư thực quản, con số mắc mới tương đương với lượng người tử vong, lên đến hàng nghìn người.

Ung thư gan cũng là một trong những bệnh lý phổ biến

Viêm gan B, C: Một trong những thách thức không chỉ với chuyên ngành tiêu hóa mà còn đối với toàn ngành y tế Việt Nam là tỷ lệ người nhiễm virut viêm gan b, C rất cao. Theo ước tính, có khoảng trên 10% dân số nhiễm hai virut này. Đây là virut có thể gây nên hiện tượng viêm gan mạn, dẫn đến xơ gan dẫn đến ung thư gan và trở thành gánh nặng kinh khủng trong các bệnh viện vì tỷ lệ tử vong cao và tiêu hao lớn về chăm sóc y tế, thuốc men.

Viêm gan do thuốc: Viêm gan do thuốc tăng lên rất nhanh do việc sử dụng thuốc tùy tiện, không rõ nguồn gốc thuốc không đạt chất lượng bao gồm cả thuốc đông y và tây y.

Sỏi mật: Đặc biệt là sỏi túi mật tăng lên rất nhanh, chiếm khoảng 58-71% sỏi đường mật nói chung.

Viêm tụy cấp: tụy là cơ quan rất quan trọng, tỷ lệ người bị viêm tụy cấp đến các khoa cấp cứu tăng nhanh nhưng chưa có lý giải cụ thể về hiện tượng này. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thậm chí tử vong.

Béo phì: Trong lĩnh vực tiêu hóa, vấn đề chưa được quan tâm đúng mức nhưng rất quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai là béo phì Tỷ lệ béo phì đặc biệt ở trẻ em tăng lên nhiều trong những năm gần đây liên quan đến vấn đề ăn uống, tẩm bổ không đúng cách.

Nguyên nhân quan trọng khiến các bệnh về tiêu hóa ngày càng gia tăng là do ô nhiễm môi trường; điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm không bảo đảm như thói quen ăn uống tùy tiện, thiếu khoa học, không đủ chất, việc lạm dụng bia rượu Ngoài ra, tình trạng bày bán tràn lan các loại thức ăn  không được quản lý nguồn gốc tốt là nơi tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh có thể dẫn tới gia tăng các bệnh ung thư liên quan tới đường tiêu hóa, có khả năng dẫn đầu danh sách các loại bệnh phổ biến

Sự biến đổi mô hình bệnh giữa các vùng miền như thế nào?

GS.TS. Đào Văn Long cho biết, bệnh tiêu hóa có sự thay đổi khá nhiều giữa các vùng, miền. Chẳng hạn như tình trạng nhiễm giun, sán trong nhân dân đã giảm nhiều nhờ có sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ, ngành y tế và các ban ngành khác nhưng thay vào đó là loại bệnh khác. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đang phát triển nên chúng ta thường gặp các loại bệnh lý tiêu hóa đặc thù cho điều kiện kinh tế, sinh hoạt ở những nước này nhưng hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi về mặt bệnh chẳng hạn như trong áp-xe gan nhiều năm trước đây là áp-xe gan amip nhưng giờ đây lại là áp-xe gan đường mật, áp-xe gan do sán, thậm chí áp-xe gan do nấm tăng lên còn do amip giảm đi khá nhanh.

Thông thường, ở những nước phát triển, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP thấp nhưng các nước chậm phát triển HP nhiễm cao nhưng ở Việt Nam thì có hiện tượng ngược lại. Ví dụ như Hà Nội là thành phố có mức sống cao hơn nhiều vùng khác nhưng tỷ lệ nhiễm HP rất lớn trong khi vùng núi xa xôi, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì tỷ lệ lại thấp hơn.

Những khó khăn trong chẩn đoán, điều trị bệnh tiêu hóa

Theo GS.TS. Long, mặc dù ngành y tế có nhiều thay đổi lớn trong chẩn đoán bệnh tiêu hóa từ đó giúp cải thiện chất lượng điều trị nhưng khó khăn nhất là chất lượng này không đồng đều giữa các tuyến y tế. Trong đó y tế cơ sở chưa được phổ cập, tiếp cận sớm với các hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị lâm sàng để xảy ra tình trạng không chẩn đoán được bệnh hay điều trị không đúng khiến người dân ùn về tuyến cao hơn gây quá tải tại các bệnh viện lớn. Ngoài ra còn một số khó khăn khác mà cả thầy thuốc và người bệnh tiêu hóa đang gặp phải như:

Lạm dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Ở Mỹ muốn chụp CT hay MRI thì nếu không phải là trường hợp cấp cứu thì người bệnh thường phải chờ đợi từ 2-6 tuần nội soi cũng vậy. Trong khi đó, ở nước ta, những kỹ thuật này được chỉ định cực kỳ rộng rãi và thực hiện trong ngày. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía là thầy thuốc và bệnh nhân vì có những trường hợp bị đau bụng bác sĩ chỉ cần kê đơn thuốc nhưng biểu hiện cứ lặp đi lặp lại khiến người bệnh lo lắng và tự đề nghị được chụp CT hay cộng hưởng từ… Việc lạm dụng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng chẩn đoán vì người thực sự cần thực hiện thì có khi không được làm.

Vấn đề về thuốc: Về cơ bản, hiện nay việc cung ứng thuốc nói chung là tốt, nhiều thuốc đạt chất lượng nhưng do công tác quản lý thuốc chưa tốt nên vẫn còn để lọt một số thuốc chưa đảm bảo chất lượng, đặc biệt là thuốc nhập không rõ về chất lượng, về bảo quản dễ dẫn đến bệnh lý về tiêu hóa mà người bệnh không biết. Bên cạnh đó là tình trạng kháng kháng sinh gia tăng khiến tỷ lệ thất bại trong điều trị cũng tăng cao hơn, đặc biệt khi diệt trừ vi khuẩn Hp.

Khó khăn từ phía bệnh nhân: Đối với người bệnh, việc tuân thủ điều trị là điều cần thiết nhưng có một số trường hợp không thực hiện hay tự ý dùng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn do vi khuẩn, virut trở nên quen thuốc, nhờn thuốc. Hơn nữa, do phần lớn người dân có thu nhập thấp nên chủ yếu sử dụng thuốc rẻ tiền khiến chất lượng điều trị không cao. Chính vì vậy, việc tuyên truyền cho họ cách phòng bệnh là rất quan trọng. Bên cạnh đó là đào tạo lại cho bác sĩ tuyến cơ sở những kiến thức chung, chẳng hạn như điều trị vi khuẩn Hp, Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị chung thì cần được phổ biến, ứng dụng rộng rãi để người dân không phải tốn thời gian, tiền bạc lên tuyến trên.

Tin vui với người bệnh tiêu hóa

Trong những năm gần đây, vượt lên những khó khăn trong chẩn đoán, điều trị, các bác sĩ tiêu hóa đã có nhiều cải tiến, sáng tạo giúp người bệnh tiêu hóa giảm bớt sự lo lắng về bệnh tật. Điển hình là việc áp dụng nhiều kỹ thuật mới, thay thế mổ mở bằng nội soi một số bệnh như loét dạ dày tá tràng, sỏi mật… Sử dụng những phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp nhận biết ung thư sớm để có hướng xử trí phù hợp. Trong điều trị ung thư cũng được áp dụng những phương pháp mới như cắt lọc ung thư sớm, sử dụng sóng cao tần điều trị ung thư gan giai đoạn sớm hay sử dụng thuốc điều trị đích…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật