Các thuốc ảnh hưởng đến dinh dưỡng không phải ai cũng biết

Chúng ta cũng có lúc phải dùng thuốc. Các loại thuốc bao gồm thuốc được bác sĩ chỉ định hoặc thuốc thông thường không cần kê đơn. Chúng đều dùng để chữa bệnh, nhưng tác hại mà chúng gây ra thì cũng không phải là nhỏ trong đó thuốc có ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Do vậy trong quá trình dùng cần phải cân nhắc giữa lợi và hại của việc dùng thuốc.

Vì sao thuốc ảnh hưởng tới dinh dưỡng?

Một số loại thuốc khi dùng sẽ gây thiếu dưỡng chất, do đó khi buộc phải dùng thuốc này thì bệnh nhân cần phải dùng thực phẩm bổ sung và thức ăn để hỗ trợ khi dùng những thuốc đó. Việc gây ra thiếu dưỡng chất của các loại thuốc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của cơ thể.

Ngày nay, trong cuộc sống có rất nhiều người phải dùng các loại thuốc như: kháng sinh thuốc trầm cảmthuốc giảm đau nhóm gây nghiện. Đặc biệt ở người cao tuổi thì việc dùng thuốc lại càng trở nên phổ biến, trong đó có bệnh nhân được chỉ định dùng 5 loại thuốc hoặc hơn. Các loại này đều có tác dụng phụ là làm thiếu hụt dưỡng chất của cơ thể như: sắt, kẽm selen magie

Sự thiếu hụt dinh dưỡng xảy ra do thuốc ngăn chặn quá trình hấp thu, dự trữ, chuyển hóa hoặc tổng hợp những dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Khi những chất này bị ngăn cản hấp thu hoặc bị thiếu hụt trong thời gian dài, vấn đề của sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt. Trong đó, những dưỡng chất như vitamin D, Mg, kẽm, thường bị thiếu hụt nhiều nhất, vai trò của mỗi chất này góp phần quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ cơ thể.

Thuốc nào gây thiếu chất?

Kháng sinh: chẳng hạn như kháng sinh thường được dùng để chống nhiễm khuẩn kháng nấm thuốc diệt ký sinh trùng viêm tai, mũi, họng, nhiễm khuẩn ruột. Kháng sinh có thể loại trừ vi khuẩn có hại nhưng cũng có thể làm tổn thất các vi khuẩn có lợi đưa đến rối loạn tiêu hóa tiêu chảy trướng hơi đầy bụng nhiễm nấm viêm ruột kết tràng - cần phải bổ sung thêm nguồn thực phẩm như sữa chua rượu Kefir rau cải chua và men vi sinh Nên dùng men vi sinh ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi dùng kháng sinh để tránh tác dụng không mong muốn của kháng sinh.

Các thuốc trung hòa acid dạ dày: như maalox, mylanta ll, tums, rolaids... được sử dụng rộng rãi để ổn định dạ dày trung hòa acid. Sự giảm acid đưa đến giảm sự hấp thu sắt, kẽm, acid folic... cần phải dùng thêm một số thực phẩm giàu chất sắt như: rau, đậu thịt bò gan gà, hàu, nghêu... cũng chứa lượng sắt cao. Tuy nhiên, cần lưu ý quá nhiều sắt cũng gây ngộ độc.

Các thuốc tránh thai đường uống gây thiếu hụt so với nhu cầu của cơ thể đối với acid folic, sắt, các loại vitamin B2, B6, B12 và vitamin C:

Thời gian đầu khi sử dụng thuốc tránh thai có thể xuất hiện hiện tượng ngứa và chảy máu nhẹ vùng âm đạo. Hiện tượng này kéo dài có thể gây nên tình trạng cơ thể thiếu sắt acid folic và vitamin B12. Thuốc tránh thai có thể gây ức chế hoạt động của các loại enzym trong lớp niêm mạc tá tràng, từ đó làm giảm sự hấp thu và thiếu hụt acid folic trong cơ thể. Sự thiếu hụt thành phần vitamin B12 cũng làm tăng nguy cơ thiếu máu

Khi dùng thuốc tránh thai thường xuyên có thể gây thiếu hụt hàm lượng vitamin B2 khiến cho một số phụ nữ còn xuất hiện các triệu chứng như: viêm miệng lưỡi viêm da nhẹ hoặc viêm kết mạc mắt.

Ngoài ra, trong thuốc tránh thai có chứa thành phần estrogen có thể làm tăng sự trao đổi chất của tryptophan, một loại axit amin có tác động lớn tới các tế bào thần kinh vitamin B6 đóng vai trò như 1 loại enzym có tác dụng điều hòa và chuyển hóa tryptophan trong cơ thể, giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định, làm giảm cảm giác căng thẳng và khắc phục tình trạng dễ cáu giận do dùng thuốc tránh thai

Phụ nữ dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thế dẫn đến triệu chứng tắc nghẽn mạch máu ở mức nhẹ. Điều này có liên quan trực tiếp tới việc thiếu hụt hàm lượng vitamin C trong máu cũng như thành phần estrogen trong cơ thể.

Thuốc hạ cholesterol: Làm mất coenzyme Q10 vitamin E vitamin A vitamin K. Những loại vitamin bị mất này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch.

Các thuốc trị bệnh đái tháo đường: Gây thiếu hụt vitamin B12 và các vitamin nhóm B khác, CoQ10, folic acid.

Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này gây tác dụng phụ là mất cảm giác thèm ăn đau bụng tiêu chảy khô miệng buồn nôn nôn. Những tác dụng phụ này sẽ ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết.

Tốt nhất, để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo kỹ với bác sĩ hoặc dược sĩ nhằm bổ sung những chất dinh dưỡng sẽ bị mất hoặc thiếu hụt trong lúc dùng thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật