Những sai lầm trong chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, có thể bạn chưa biết

Nhiều bà mẹ mắc sai lầm trong việc tự điều trị tiêu chảy khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp và chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em phần lớn tập trung ở trẻ từ 3-24 tháng tuổi. Biểu hiện của bệnh thường là: đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, mùi chua, sốt cao, nôn đau bụng biếng ăn và thường xuyên khát nước…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh tiêu chảy ở trẻ em và thường là do đường ruột của trẻ bị nhiễm các loại ký sinh trùng vi-rút hoặc vi trùng. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như: dị ứng với thức ăn chế độ ăn không phù hợp, cho trẻ uống quá nhiều thuốc kháng sinh

Bệnh tiêu chảy nếu không chữa trị đúng đắn và kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ. Bệnh tiêu chảy dễ dẫn đến tình trạng mất nước suy dinh dưỡng gây rối loạn các chất khoáng trong cơ thể ảnh hưởng đến các hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Đối với trường hợp bị tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến bị nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong rất cao.

Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, nhiều bậc phụ huynh thường mắc một số sai lầm nghiêm trọng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều cha mẹ có thói quen mua thuốc kháng sinh cho con em mình và hệ quả là khiến cho đường tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, tình trạng tiêu chảy diễn ra kéo dài, làm trẻ mệt mỏi thêm. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên cho con đi thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn.

Tự ý sử dụng thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy

Nhiều bà mẹ còn tự ý mua thuốc chống nôn cho trẻ nhỏ mà không biết điều này là vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng: gây ức chế thần kinh, trẻ ngủ nhiều, không nôn nhưng thực chất lại khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Khi bệnh nặng trẻ sẽ bị mất nước nhiều và có thể bị tử vong nếu không chữa trị kịp thời và đúng đắn.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp phụ huynh còn tự ý sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, có thể dẫn đến tình trạng tăng men gan suy giảm chức năng thận… đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Kiêng khem quá mức cho trẻ

Khi con trẻ bị tiêu chảy nhiều mẹ cho con kiêng tất cả các loại thực phẩm vì nghĩ lúc ấy hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, nên cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm, trẻ rất dễ bị thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

- Kiêng ăn tôm, cá: Trong tôm, cá thường chứa các loại vi khuẩn Nếu chế biến không kĩ có thể khiến tăng nguy cơ bệnh tiêu chảy Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn thực phẩm tươi ngon, chế biến kĩ sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho trẻ.

- Kiêng cho trẻ ăn dầu mỡ: Dầu mỡ rất cần thiết trong khẩu phần ăn của trẻ, giúp trẻ dễ dàng hấp thu được tất cả các chất khác đặc biệt là các vitamin cần thiết cho trẻ như vitamin A vitamin E vitamin K... giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật hiệu quả.

Chính vì vậy, các bà mẹ không nên ngừng kiêng dầu mỡ cho trẻ, mà cần sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày của trẻ.

- Không cho trẻ ăn sữa chua: Thực chất sữa chua rất tốt cho trẻ, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có ích cho hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch Chính vì vậy, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị tiêu chảy cấp, cần cho trẻ ăn sữa chua.

Bù nước cho trẻ không đúng cách

Khi trẻ bị tiêu chảy các bà mẹ thường cho trẻ bù nước bằng dung dịch oresol nhưng lại không pha hợp lý, đặc quá hoặc loãng quá. Việc pha quá đặc oresol sẽ khiến trẻ nạp

quá nhiều muối từ oresol làm lượng muối trong máu tăng cao, có thể gây tổn thương cho não, khiến trẻ sốt cao co giật hôn mê… Nếu không chữa trị kịp thời có thể bị tử vong.

Thay vì cho trẻ uống oresol để bù nước, nhiều bà mẹ lại bù lại bằng cách khác là cho trẻ uống nhiều nước lọc, điều này sẽ khiến trẻ bị chướng bụng không thể tiêu hóa và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe làm tình trạng bệnh không được khả quan.

Trên đây là một số những sai lầm các bà mẹ thường gặp phải khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy Cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viên, hoặc trung tâm y tế gần nhất để thăm khám tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời cho trẻ. Đồng thời lưu ý chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách để trẻ mau chóng khỏi bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật