Viêm mũi dị ứng và thuốc trị hiệu quả, có thể bạn muốn biết
Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra do các phản ứng dị ứng của cơ thể với chất gây dị ứng như: phấn hoa nấm mốc trong mùa hanh khô bay vào mũi, bụi nhà, bụi đường, lông súc vật...
Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng: hắt hơi những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng Ngứa mũi: cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài. Chảy nước mũi: chảy nước mũi thường đi kèm với
hắt hơi hoặc sau hắt hơi Người bệnh bị chảy cả hai bên, nước màu trong suốt, không có mùi. Tắc ngạt mũi: chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể bị cảm giác ngạt thở Trường hợp nặng có thể mất ngửi hoàn toàn. Đau: đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm theo cả rối loạn vận mạch vùng mặt. Chảy nước mắt, ngứa mắt, phù nề thâm quầng mí mắt. Đau đầu đau họng rồi loạn giấc ngủ
Phương pháp điều trị
Có 3 phương thức căn bản để điều trị viêm mũi dị ứng: tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống; sử dụng thuốc và liệu pháp miễn dịch
Tránh các tác nhân gây kích thích
Sử dụng khẩu trang để tránh hít phải chất gây dị ứng trong nhà: bụi, bọ ve... tránh nuôi chó mèo gia cầm trong nhà ở. Sử dụng mặt nạ hoặc khẩu trang để tránh hít phải khói hóa chất bụi công nghiệp... Mặc ấm khi thời tiết lạnh. Giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi tránh hít khói thuốc lá
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Các thuốc kháng histamin: chia làm hai nhóm gây buồn ngủ và không gây buồn ngủ.
Các thuốc gây buồn ngủ (sedating antihistamines): các thuốc có thể làm bệnh nhân buồn ngủ như: benadryl, chlor-trimeton, tavist, atarax, phenergan... Thuốc có thể làm khô miệng bí tiểu huyết áp xuống thấp, lên cân chóng mặt ù tai mờ mắt buồn nôn ói mửa,... Thường phải dùng nhiều lần trong ngày, vì thuốc chỉ có tác dụng ngắn. Loại thuốc mới zyrtec cũng thuộc nhóm gây buồn ngủ, song ít gây dật dừ và những phản ứng phụ khác như các thuốc cùng nhóm, lại chỉ cần dùng ngày 1 lần.
Các thuốc không buồn ngủ (nonsedating antihistamines): gồm các thuốc như: allegra, claritin, clarinex, allegra, claritin, clarinex... ít làm khô miệng bí tiểu, tiện lợi vì chỉ cần dùng ngày 1 hay 2 lần. Do ít gây phản ứng phụ, ba thuốc này được các bác sĩ dùng nhiều.
- Các thuốc co màng mũi (decongestants): Do các thuốc kháng histamin loại gây buồn ngủ hoặc loại không gây buồn ngủ cũng chỉ làm bớt chảy mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng, nhưng không làm bớt nghẹt mũi Vì vậy trong điều trị, cần dùng các thuốc co màng mũi để chữa nghẹt mũi Thuốc co màng mũi có thể làm cho bệnh nhân bị nhức đầu hồi hộp do tim đập nhanh khó ngủ bứt rứt, dễ nổi nóng. Thuốc cũng làm co thắt các mạch máu toàn thân, nên có thể gây tăng huyết áp tăng nhãn áp (glaucoma). Do đó những bệnh nhân bị tăng huyết áp tiểu đường bệnh tim cường tuyến giáp trạng tăng nhãn áp chỉ nên dùng thuốc co màng mũi dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Sudafed là một thuốc co màng mũi điển hình.
Trên thực tế, để chữa mọi triệu chứng của viêm mũi dị ứng nhà sản xuất thuốc đã phối hợp hai thuốc kháng histamin và co màng mũi thành một loại thuốc tổng hợp như: dimetapp, actifed, tavist-D, allegra-D, claritin-D,... Loại thuốc này làm cho người dùng bị khó ngủ và khô miệng.
Thuốc có chứa corticoid: Những trường hợp viêm mũi dị ứng nặng, bác sĩ thường cho dùng thuốc corticoid Điển hình loại này là thuốc prednisolon. Loại thuốc này dễ sử dụng và ít gây hại hơn những thuốc cùng loại. Tuy nhiên, thuốc cũng chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn từ 3 - 5 ngày.
Liệu pháp miễn dịch
Nếu 2 biện pháp trên thất bại mới xem xét đến phương pháp thứ 3 là thay đổi miễn dịch Liệu pháp miễn dịch là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng.
Ngoài ra, một số trường hợp cần phẫu thuật điều trị để giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:06 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:05 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:08 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:02 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:07 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:06 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:01 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023