Các bậc phụ huynh cần làm gì khi bé bị viêm phế quản

Bệnh hay gặp ở trẻ dưới một tuổi, những trẻ đẻ non, không được bú sữa mẹ, còi xương, suy dinh dưỡng…

Phế quản là đường dẫn khí từ khí quản cho đến phổi (phế nang). 

Viêm phế quản tức là viêm toàn bộ đường dẫn khí vào phổi (viêm nhiễm phù nề chít hẹp và co thắt). Do các hiện tượng này nên bé có triệu chứng sốt ho thở khò khè có thể thở rít khó thở Vì vậy, điều trị viêm phế quản cần phải nhanh chóng và kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm phế quản thường là do virút vi khuẩn bụi, khói thuốc…

Điều trị viêm phế quản phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Nếu nguyên nhân do virút thì không cần phải điều trị kháng sinh chỉ điều trị triệu chứng: giảm ho giảm sốt, long đờm nâng cao thể trạng để tăng cường sức đề kháng cho bé. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì phải điều trị kháng sinh càng sớm càng tốt (tốt nhất là theo kháng sinh đồ) và điều trị triệu chứng (giảm sốt, giảm ho…) dùng thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian cho bé.

Nếu bé chưa uống hết thuốc theo đơn mà đã hết ho thì triệu chứng bệnh đã giảm đi rồi đấy. Nếu bé đã uống hết thuốc mà vẫn còn khò khè, có đờm thì cháu kiểm tra xem bé có khó thở hay không (thở nhanh, thở rít, tím môi và đầu chi…) tức là vẫn còn biểu hiện của sự viêm nhiễm, tăng tiết của niêm mạc đường hô hấp nên cần phải cho bé đi khám lại.

Cho bé uống nhiều nước cũng như chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng dễ tiêu. Nên vệ sinh nhà cửa, phòng bé nằm đảm bảo đủ ấm áp, thoáng khí và đặc biệt không có khói thuốc.

Trẻ nhỏ đã được Bác sĩ khám và đã chỉ định cần phải uống thuốc nên tuân theo chỉ định của Bác sĩ thì trẻ nhỏ mới khỏi bệnh được. Ngoải ra, để trẻ nhanh khỏi, bạn có thể dùng dầu gió hoặc dầu phật linh sử dụng được cho trẻ dưới một tuổi, bôi vào gan bàn chân của cháu bé trước khi đi ngủ (buổi tối), sau đó đi tất chân, giữ ấm chân cho cháu, vì ở 1/3 trên gan bàn chân có huyệt dũng tuyền chữa ho rất hiệu quả. Ngoài ra, nên cho trẻ bú nhiều hơn về số lần để giúp cháu bé đủ dinh dưỡng loãng đờm, hạn chế ứ đọng dịch ở phế quản. 

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, gặp ở mọi lứa tuổi và mọi thời tiết viêm phế quản là viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Khi bị viêm cuống phổi sẽ bị kích thích gây ho nhiều, nếu không được điều trị tích cực có thể lan xuống nhu mô phổi, dễ gây viêm phổi Bệnh hay gặp ở trẻ dưới một tuổi, những trẻ đẻ non, không được bú sữa mẹ còi xương suy dinh dưỡng…

Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virút, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn H. influenzae rồi, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn... Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi-họng, khi sức đề kháng của trẻ bị giảm sút thì tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh. 

Yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh là khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường ô nhiễm. Những trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá rất dễ bị viêm phế.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh ở giai đoạn đầu là virút, thường gặp ở trẻ sau khi bị viêm đường hô hấp trên cảm lạnh ho sổ mũi cúm. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virút có thể lây lan tới hai cuống phổi, làm trẻ ho nhiều khó thở do đường thở bị viêm, tiết dịch. Nếu trẻ có biểu hiện sốt kéo dài vài ngày ho kéo dài từ 2-3 tuần, trẻ dễ bị viêm phế quản nhất là trẻ ho nhiều đau rát cổ họng, đờm đục, màu vàng hay xanh. Ngoài ra, trẻ có thể có cảm giác đau ngực mệt mỏi chán ăn hoặc nôn. 

Điều trị: nguyên tắc điều trị bệnh này là giữ ấm, cho bé uống nhiều nước ấm, giúp bé không bị tắc nghẽn, sung huyết đường thở, giúp trẻ tống đờm ra khỏi cuống phổi, để trẻ dễ thở hơn. Kháng sinh chỉ dùng khi bị bội nhiễm và chỉ được dùng khi có chỉ định của Bác sĩ. Bác sĩ có thể kê thuốc làm loãng đờm. Khi trẻ sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi nếu sốt cao trên 38,5 oC có thể cho uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều theo cân nặng của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật