Những điểm cần chú ý nên ăn kiêng những gì, khi sử dụng thuốc?

Kiêng gì, khi uống thuốc?

Để thuốc phát huy tác dụng, bắt buộc phải có “bạn đồng hành” thích hợp. Bởi lẽ một số kỵ sữa, một số khác kỵ thịt nướng, có thức khác kỵ chuối.

Rút cuộc cần tránh món gì trong thực đơn, đểviệc uống thuốc chữa trị hiệu quả?

1. Chất xơ

Là thành phần không thể thiếu trong thực đơn, tối thiểu vì lý do chất xơ phát huy tác dụng điều chỉnh sự tiêu hóa và giúp đại tiện dễ dàng. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ định, mỗi ngày cung cấp cho cơ thể khoảng 30 gam chất xơ (3 bát cơm gạo lứt 3 quả táo to, 3 quả ớt ngọt hoặc 3 quả cà chua).



Tiếc rằng chất xơ cũng có gương mặt thứ hai – cản trở và làm suy giảm khả năng cơ thể hấp thụ một số tân dược, thí dụ các thuốc chứa canxi sắt, magiê mangan và kẽm, các vitamin A, D, E và vitamin thuộc nhóm B, các thuốc bệnh tim thuốc chống trầm cảm thuốc động kinh.

Vì lý do như vậy, thứ nhất hàng ngày không nên ăn quá liều chất xơ theo chỉ định (chủ yếu với đối tượng ăn chay); tiếp theo không nên uống thuốc trong bữa ăn hoặc vào thời điểm quá gần bữa ăn.

2. Sữa bò

Chúng ta uống sữa chủ yếu vì lý do sữa chứa nhiều canxi tức tác động có lợi với xương cốt. Liều chỉ định hàng ngày dành cho phụ nữ trưởng thành là 1.200 mg canxi (tức 3-4 ly). Tiếc rằng canxi phản ứng với một số thuốc kháng sinh (thí dụ tetracyclin), tạo ra muối canxi không tan trong nước.

Hệ quả, thuốc chỉ được hấp thụ một phần từ đường tiêu hóa hoặc bị đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể và hiệu quả chữa bệnh rất thấp hoặc vô tích sự. Cũng cần chú ý với việc uống sữa trong khi uống thuốc ở dạng viên nén – loại thuốc mãi tới khi rơi vào môi trường kiềm của ruột mới tan dần.

Việc uống những tân dược đó cùng sữa có thể làm loãng axit dạ dày tới mức lớp bọc ngoài viên thuốc có thể tan ngay trong dạ dày và thuốc có thể hủy hoại niêm mạc của dạ dày Vậy nên cần tránh uống thuốc bằng sữa và nhớ duy trì khoảng cách 120 phút giữa thời điểm uống sữa và uống thuốc.

3. Chất béo

Nhất là chất béo có nguồn gốc động vật. Đã biết, chất béo rất giàu cholesterol tức tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện xơ vữa thành mạch, tuy nhiên cơ thể cũng có nhu cầu với số lượng không lớn, tối thiểu, để giúp cơ thể có thể sản xuất hoóc môn (thí dụ estrogen) hoặc hấp thụ những vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K).

Về tổng thể, thực đơn của chúng ta cần phải “giảm béo” từ chất béo động vật – cần nhớ chi tiết này, nhất là những người đã điều trị bằng thuốc có chứa thành phần Teofiline (sử dụng trong điều trị hen phế quản cũng như những bệnh phổiphế quản khác).

Chất béo có thể làm suy giảm đáng kể tác dụng của những tân dược đó – hiện tượng gây hậu quả tai hại thí dụ khó thở Vậy nên có ý định ăn thí dụ, món bún chả, thuốc cần uống vào thời điểm 90 phút trước lúc ăn hoặc 120 phút sau bữa ăn.

4. Nước hoa quả

Là nguồn cung cấp các vitamin tự nhiên không thể thay thế. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ định mỗi ngày uống hai ly nước ép hoa quả hoặc nước rau Tuy nhiên, cũng có mặt sau của tấm huy chương: một số nước ép hoa quả - nhất là bưởi và cam – có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, nếu uống chúng cùng với một số tân dược.

Ở đây cần hết sức lưu ý tới các thuốc chống dị ứng (anti-histamin), một số thuốc hạ nồng độ cholesterol trong máu và cái gọi là thuốc chặn kênh caxi được sử dụng trong chữa trị các bệnh tim – mạch.

Nước hoa quả chứa flavonoid vốn có ảnh hưởng quan trọng đến sự trao đổi chất của những thuốc đó trong gan – có thể làm nồng độ tân dược trong máu tăng gấp 3 – 5 lần bình thường, tức có thể dẫn đến kết cục không chỉ đau đầu mà còn đột ngột tụt áp huyết hoặc sự rối loạn nguy hiểm nhịp tim Vậy nên tốt nhất nên uống tất cả loại thuốc đã kể bằng nước đun sôi để nguội.

5. Cà phê hoặc nước chè

Không ít người trong chúng ta vẫn duy trì thói quen bắt đầu ngày mới bằng ly cà phê đen, sau đó thêm vài ba ly trong ngày. Cofein sẵn có trong cà phê dĩ nhiên kích thích chúng ta, song chính hiệu ứng này có thể quá lớn (tăng vọt áp huyết, rối loạn nhịp tim) nếu uống cà phê cùng lúc với một số loại tân dược, thí dụ thuốc sử dụng trong điều trị chống nhiễm trùng thuốc đau dạ dày

Tiếc rằng nước chè cũng không thể thực hiện nhiệm vụ phương án thay thế. Chất ta nanh có trong nước chè sẽ kìm hãm cơ thể hấp thụ thành phần sắt được sử dụng trong điều trị một số bệnh, trong đó có bệnh thiếu máu

6. Pho mai, chuối chín và sô cô la

Một số mặt hàng pho mai dạng Brie hoặc Camembert chuối chín và lê tàu, cá muối, cá rán và cá hộp, sa lát sô cô la gan gà có cùng mẫu số chung: do hệ quả tác dụng của những men vi khuẩn sẵn có trong sản phẩm, sẽ xuất hiện hợp chất có tên Tyramin.

Và chính hợp chất Tyramin này là kẻ thủ của một số tân dược, nhất là thuốc chống trầm cảm thuốc điều trị lao phổi thuốc chống vi trùng.

Trường hợp lỡ uống những loại thuốc đã kể ngay trước hoặc ngay sau khi ăn những món khoái khẩu trên, có thể dẫn đến không ít tác dụng phụ khó chịu như: tâm trạng bồn chồn, đột ngột tăng áp huyết chóng mặtđau đầu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật