Cẩm nang bà bầu 3 tháng cuối: những điều mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ
4 món ăn an thai tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng
Mẹ bầu thấy 5 dấu hiệu này thai nhi đang kêu cứu cần đi gặp bác sĩ ngay nhé
- Giai đoạn thai kì, bé yêu tăng cân nhanh. Từ tuần 28-32, mỗi tuần bé có thể tăng thêm 500 gram. Từ tuần 32-36, tốc độ tăng cân giảm xuống còn 250 gram/tuần. Tuần 38-40 thai nhi trung bình nặng 3000-3500 gram.
- Trong 3 tháng cuối hệ tiêu hóa của bé hình thành các chất màu xanh do do các tế bào chết chất bài tiết ở ruột gan hình thành. Các chất này sẽ được bài tiết ra ngoài khi bé chào đời gọi là phân su
- Từ tuần 35-37, bé quay đầu về dưới phía xương chậu của mẹ, ổn định ngôi thai Đây là vị trí thuận lợi, thích hợp để bé chào đời.
Sự thay đổi của mẹ bầu giai đoạn cuối thai kì
Trong giai đoạn này, mẹ bầu đi lại khệ nệ, khó khăn vì tăng cân nhanh chóng. Bụng bầu to hơn nhiều các tháng trước do tử cung mở rộng. Lúc này tử cung đè lên các cơ quan khác trong cơ thể khiến mẹ bầu mệt mỏi Càng gần ngày sinh, bụng bầu tụt thấp nhanh chóng vì thai nhi quay đầu chuẩn bị sẵn sàng “ra ngoài”.
Do tăng cân chị em bắt đầu bị rạn da tại các vùng bụng, hông, đùi, ngực. Sắc tố da thay đổi do sự tăng bài tiết hormone estrogen và progesterone khiến cổ, nách, bẹn, đầu nhũ hoa trở nên sậm màu; một số chị em xuất hiện nám da mặt. Những hiện tượng này sẽ tự biến mất sau khi sinh nở nên mẹ bầu không cần lo lắng.
Qúa trình lưu thông máu diễn ra mạnh mẽ khiến thai phụ gặp chứng giãn tĩnh mạch các mạch máu nổi to.
Sự thay đổi các nội tiết tố khiến thận giữ muối, muối bị ứ đọng trong cơ thể gây phù nề Đó là nguyên nhân khiến bàn tay chân, mặt của nhiều bà bầu trông sưng lên rõ rệt. Nếu chị em tăng cân quá nhanh, tình trạng phù nhiều cần đi khám để đề phòng nguy cơ nhiễm độc thai nghén tiền sản giật
3 tháng cuối thai kỳ chị em có thể bị nghén trở lại với cảm giác buồn nôn da vàng, người mệt mỏi do sự bài tiết của mật bị suy giảm. Một số chị có cảm giác cơ thể ngứa râm ran vô cùng khó chịu là do chức năng gan cũng yếu đi.
Lưu ý chung cần nhớ cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 3
Để sẵn sàng cho hành trình chào đón con yêu gần kề mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những điều gì là vấn đề quan trọng người mẹ cần lưu tâm.
Tham gia các hoạt động
Lời nhắc nhở mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những điều gì khiến chị em bầu bí trở nên thận trọng đến mức hạn chế các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Như vậy bạn đã hiểu sai, bạn chỉ nên hạn chế việc đi xa trong những tuần gần kề ngày dự sinh vì cơn đau chuyển dạ có thể xuất hiện bất ngờ. Ngược lại việc tích cực vận động sẽ giúp chị em sinh nở thuận lợi hơn.
Những bộ môn thể dục như tập yoga thiền đi bộ, bơi lội vừa tăng cường sức khỏe thai kì, vừa giúp giảm căng thẳng lại điều trị một số bệnh lý xuất hiện khi mang thai như đau nhức cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên tích cực gặp gỡ, trò chuyện cùng bạn bè tâm sự với chồng và người thân để giải tỏa căng thẳng tâm lý, tránh hiện tượng trầm cảm mang thai dễ gặp trong thời gian cuối bầu bí, đặc biệt là chị em quyết định nghỉ việc ở nhà dưỡng thai
Tham gia các lớp học tiền sản sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình chuyển dạ sinh nở cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh sau này.
Dạy con từ trong bụng mẹ
3 tháng cuối thai kì, não bộ của thai nhi đã phát triển mạnh mẽ, bé có khả năng ghi nhớ, nghe tốt vì vậy đây là thời điểm thích hợp để thực hiện thai giáo nhằm giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và bé cũng như giáo dục sớm cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Khám thai thường xuyên
Việc khám thai thường xuyên trong 3 tháng cuối giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu tai biến sản khoa (nếu có). Từ tuần 27-36, mẹ bầu nên khám thai định kỳ 2 tuần/lần. Từ tuần 36 đến trước sinh, khám thai 1 tuần/lần.
Chuẩn bị cho ngày gần sinh
- Vào tháng cuối mang thai chị em cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng đi sinh; lựa chọn bệnh viện phụ sản hoặc bác sĩ đỡ đẻ. Thông thường các bệnh viện sẽ yêu cầu thai phụ làm hồ sơ sinh từ tuần 36 trở đi.
- Việc quyết định tên ở nhà, tên khai sinh cho trẻ cũng cần được thực hiện trong thời gian mang thai cuối.
- Bạn cần sắp xếp bàn giao dần công việc đang làm tại cơ quan cho người kế nhiệm. Giữ liên hệ với người phụ trách chế độ bảo hiểm thai sản của cơ quan sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
- Chị em nên tranh thủ nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể, thư giãn tinh thần để mẹ khỏe con vui tạo thuận lợi cho quá trình sinh nở.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:08 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:02 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:06 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:01 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:09 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:05 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:00 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:04 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:06 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:03 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023