Chảy máu vùng kín khi mang thai đó chưa hẳn là dấu hiệu sảy thai
Chảy máu vùng kín trong thai kỳ khá phổ biến. Gần 50% phụ nữ có thai bị chảy máu âm đạo và hầu hết hoảng loạn. Họ thường nghĩ đây là một triệu chứng sẩy thai Trước khi bạn giật mình hãy biết rằng đôi khi đó không phải là dấu hiệu đáng nguy hiểm.
Chảy máu có thể bao gồm chảy máu nhẹ hoặc chảy máu nhiều. Ra một chút máu thời kỳ mang thai không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng chảy máu nặng có thể là dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng. Điều quan trọng là biết được nguyên nhân chính xác để điều trị.
Nếu bạn quan sát thấy ít máu màu nâu hoặc hồng tương tự như những gì bạn quan sát vào cuối kỳ kinh nguyệt đó chỉ là chảy máu nhẹ. Nếu bạn quan sát thấy máu màu đỏ, thì là chảy máu nặng. Bạn cũng nên chú ý tới lượng máu.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rỉ máu nhẹ
Rỉ chút máu trong thời kỳ đầu mang thai thường không phải là tình trạng nghiêm trọng.
1. Phôi thai cấy vào tử cung
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khoảng 20 đến 30% phụ nữ có thể bị cảm giác nhói nhói khi phôi cấy vào thành tử cung. Nó sẽ xảy ra vào khoảng thời gian kinh nguyệt dự kiến sẽ đến. Rỉ chút máu trong giai đoạn này hoàn toàn bình thường trong thời kỳ mang thai và không nên lo lắng.
2 yêu khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai lượng máu chảy vào vùng cổ tử cung tăng lên. Vì vậy, sau khi quan hệ, có một ít máu rỉ ra là hoàn toàn bình thường. Một số vấn đề khác như Po-lýp cổ tử cung cũng có thể gây ra chảy máu sau khi yêu.
3. Kiểm tra khung chậu bên trong hoặc xét nghiệm Pap Smear
Sau khi khám nội mạc tử cung hoặc xét nghiệm Pap smear cũng xảy ra vấn đề như trên. Vùng cổ tử cung sẽ trở nên mềm hơn vì sự gia tăng lưu lượng máu và bất kỳ vết sưng nào ở vùng này có thể gây ra hiện tượng chảy máu.
4. Viêm nhiễm
Vùng kín khi mang thai cực kì nhạy cảm viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm nấm men hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm hoặc kích ứng cổ tử cung.
5 tụ máu dưới màng đệm
Tụ máu dưới màng đệm được cho là xảy ra do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung. Tình trạng tụ máu dưới màng đệm nếu ở dạng nhẹ hoặc vừa có thể tự khỏi trong vòng 20 tuần. Tuy nhiên, chị em cũng cần chú ý màu sắc và lượng máu vì nếu bị nặng có thể gây bong nhau thai và sẩy thai
6. Gần lâm bồn
Khi cơ thể chuẩn bị cho cơn chuyển dạ cổ tử cung bắt đầu giãn nở. Nó sẽ được bơm rất nhiều máu. Một chút máu sẽ không phải là một mối lo ngại nếu bạn hơn 37 tuần. Tuy nhiên, nếu bị chảy máu nặng, hãy hỏi bác sĩ.
Nguyên nhân gây chảy máu nặng trong khi mang thai
1 chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ
Xuất huyết trong ba tháng đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Gần 20 đến 30% các trường hợp mang thai sẽ bị ảnh hưởng khi xuất huyết nặng trong giai đoạn này.
- Thai ngoài tử cung
Trứng được thụ tinh ngoài tử cung thường ở ống dẫn trứng Bạn thường sẽ thấy chuột rút và đau nhức ở vùng bụng dưới kèm theo chóng mặt yếu ớt và buồn nôn Nó có thể đe doạ đến sức khỏe của mẹ và cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Theo thống kê, chỉ có 3% phụ nữ mang thai gặp trường hợp này.
Thai ngoài tử cung có thể xảy ra nếu bạn có tiền sử thắt ống hoặc phẫu thuật ống dẫn trứng viêm vùng chậu vô sinh hơn 2 năm hút thuốc và đặt dụng cụ ngừa thai vào tử cung.
- Mang thai giả
Mang thai giả là một tình trạng hiếm hoi xảy ra khi bào thai trở thành một khối u từ phôi bào thai bị biến dạng. Đây là một loại khối u xảy ra do hormone thai kỳ và không đe dọa đến tính mạng. Nó xảy ra trong vòng vài tuần sau khi thụ thai Trong một số trường hợp, nó có thể trở nên bất thường và có thể lan truyền khắp cơ thể. Bạn có thể chảy máu âm đạo trong vài tuần sau khi thụ thai nếu bạn gặp phải tình trạng mang thai giả
- Sảy thai
Nếu chảy máu nặng trong 3 tháng đầu thai kì, rất có thể mẹ đã sảy thai, thường xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ Nếu chảy máu kèm theo các triệu chứng như chuột rút đau bụng dưới thì có nguy cơ sảy thai cao hơn. Khoảng 50% phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu mà chảy máu nặng thì đều do sảy thai
2. Chảy máu nặng ở 6 tháng cuối của thai kì
Nguyên nhân gây chảy máu trong giai đoạn cuối của thai kỳ là do vấn đề nhau thai. Ngoài ra, cổ tử cung hoặc âm đạo gặp vấn đề bất thường cũng có thể gây chảy máu.
- Rau tiền đạo
Đây là nguyên nhân gây chảy máu phổ biến nhất vào cuối thai kỳ. Rau tiền đạo xảy ra khi nhau bám vào hoặc bám gần lỗ cổ tử cung Chuyện ấy khi mang bầu hay thao tác không cẩn thận trong lúc thăm khám vùng chậu có thể làm vỡ các mạch máu và gây nên xuất huyết ồ ạt. Nếu nặng có thể gây tử vong cho mẹ hoặc thai nhi
- Bong nhau thai
Bong nhau thai là một biến chứng hiếm gặp trong thai kỳ, với những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong của thai nhi từ 30 đến 60%. Bình thường nhau thai bám vào tử cung, nhưng nay bị tách rời một phần ra khỏi tử cung, dẫn đến sự tích tụ máu giữa nhau thai và tử cung. Bong nhau thai có thể gây ra chảy máu và hình thành tụ huyết. Hậu quả sẽ ảnh hưởng đến cả thai nhi (rối loạn quá trình trao đổi chất giữa thai nhi và mẹ) và mẹ (xuất huyết, rối loạn đông máu).
- Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây tử vong cho mẹ và thai nhi. Vỡ tử cung là khi tử cung bị xé rách từ niêm mạc qua lớp cơ và lớp phúc mạc, có thể xảy ra trên các thai phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung. Triệu chứng của vỡ tử cung gồm những cơn đau xảy ra đột ngột ở vùng tử cung (thường ở vị trí vết mổ cũ) và ra máu ở âm đạo.
- Vỡ mạch máu tiền đạo
Mạch tiền đạo xảy ra khi mạch máu của thai băng qua màng ối ở lỗ trong cổ tử cung và phía dưới của ngôi thai, không được bảo vệ bởi nhau thai hoặc dây rốn. Khi màng ối bị vỡ tự nhiên hoặc do bấm ối, các mạch máu thai nhi không được bảo vệ gây hậu quả xuất huyết. Mạch tiền đạo thường có biểu hiện chảy máu tươi tại thời điểm vỡ ối và bất thường nhịp tim thai như nhịp giảm, nhịp tim chậm, nhịp hình sin hoặc mất nhịp tim thai.
- Sinh non
Dấu hiệu sinh non sẽ đi cùng với chuột rút, các cơn co thắt đều đặn, áp lực khung chậu và đau lưng Một vài ngày trước khi sinh vùng kín sẽ bắt đầu xuất huyết.
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:01 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:02 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:05 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:03 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:01 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:09 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:06 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:07 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:05 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:04 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023