Dấu hiệu và điều trị bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Cách chăm sóc bé bị cảm cúm hợp lý nhất là cho bé nghỉ ngơi và bổ sung chất lỏng.

Cách chăm sóc bé bị cảm cúm hợp lý nhất là cho bé nghỉ ngơi và bổ sung chất lỏng. Nên cho bé bú mẹ hay bú bình thường xuyên, nếu bé đã đến tuổi ăn dặm có thể cho bé ăn hoa quả, soup, cháo loãng cho dễ tiêu hóa lại tăng cường được chất lỏng.

Nếu bị cúm nhẹ, bé sẽ dần dần hồi phục sức khỏe mà không cần phải đi khám (trường hợp bé dùng thuốc giảm đau hạ sốt, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ).

Tuyệt đối tránh dùng aspirin cho bé khi chưa có đơn của bác sĩ. Các loại kháng sinh khác chỉ tiêu diệt được vi khuẩn trong khi virus – nguyên nhân gây ra cảm cúm thì vẫn sống khỏe. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng kháng sinh trong trường hợp có yếu tố truyền nhiễm liên quan đến vi khuẩn như chứng nhiễm trùng tai viêm tiểu phế quản viêm phổi….

Các triệu chứng cúm ở bé có khả năng giảm dần và khỏi hẳn sau đó 3-5 ngày. Mẹ dễ dàng nhận ra biểu hiện hạ sốt đỡ mệt mỏi khi bé khỏi bệnh. Tuy nhiên, cũng có bé bị cảm cúm kèm theo những cơn ho dai dẳng đến vài tuần.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

- Bé dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 38ºC. Các bé cần được kiểm tra xem có mắc chứng bệnh truyền nhiễm nào không.

- Bé trong khoảng 3-6 tháng tuổi sốt trên 38,3ºC.

- Bé trên 6 tháng tuổi sốt hơn 39ºC.

- Bé bị sốt kéo dài 2-3 ngày không dứt.

- Cơn ho ở bé mỗi ngày mỗi nặng mà không có dấu hiệu suy giảm.

- Bé bị cúm và đồng thời mắc theo một trong những chứng bệnh về phổi tim thận, tiểu đường…

- Dường như mắc chứng nhiễm trùng tai (liên tục quấy khóc và dùng tay kéo tai).

- Thở khò khè và khá khó khăn để thở.

- Bị ốm trở lại ngay sau khi bé vừa thoát khỏi cơn cảm cúm.

- Xuất hiện dấu hiệu bị mất nước

Lưu ý: Nếu mẹ thấy bé xuất hiện những triệu chứng bất thường nào khác, mẹ cũng nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Giải cúm với quất, mật ong, nghệ tươi

Ngoài trị cúm, bài thuốc dưới đây còn giúp chữa các bệnh do nóng (hay lạnh) như cảm lạnh cảm nóng viêm mũi họng, viêm xoang…

Công thức: 1 củ (bằng ngón chân cái) nghệ xà cừ (khi cạo vỏ thấy màu vàng sậm); 1 quả quất tươi, xanh (không dùng quất chín); 3 thìa cafe mật ong (hoặc đường phèn); 1/2 bát nước nóng.

Cách làm: Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và ½ bát nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần/ngày). Không dùng trước khi ăn.

- Người lớn: 5 thìa cafe/lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất).

- Trẻ em: 2-3 thìa cafe/lần.

- Bé bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú.

Lưu ý: thuốc dùng xong có thể cất trong tủ lạnh để dùng tiếp. Uống đến khi hết triệu chứng bệnh.

Theo kinh nghiệm, thông thường, tới cuối ngày thứ 2 bệnh bắt đầu chuyển biến, các biểu hiện đau họng sổ mũi bắt đầu thuyên giảm. Trong đa số trường hợp, cuối ngày thứ ba, người bệnh khá lên rất nhiều. Nhiều cháu bé phải sang ngày thứ tư mới thấy cải thiện nhưng sau đó bệnh lui rất nhanh.

- Với bệnh nóng (không sợ trời lạnh, không sợ gió, không sợ nước lạnh, hơi thở nóng, môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khát nước tiểu nóng, vàng. Mạch cổ tay đập nhanh, mạnh) thì tăng liều quất lên thành 2 quả và giảm liều nghệ xuống còn ½ đốt ngón tay út.

- Với bệnh lạnh và người hư nhược, yếu ớt (sợ khí hậu lạnh, sợ gió, sợ nước lạnh, hơi thở lạnh, môi khô, lưỡi không đỏ rêu lưỡi trắng không khát nước, tiểu trong. Mạch cổ tay đập chậm, yếu) phải giảm liều quất xuống còn ½ quả.

Khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, nóng trong người cần đưa đi khám kịp thờii

Khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, nóng trong người cần đưa đi khám kịp thời

Cách phòng cúm cho con

Vào mùa đông, mẹ nên quan tâm hơn tới việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của bé; bởi vì, điều này có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé nói chung và đặc biệt có tác dụng bảo vệ bé chống lại căn bệnh cảm cúm

Các chuyên gia khuyên mẹ nên cho bé ăn khoảng 5 phần rau mỗi ngày, nhất là những loại rau giàu vitamin như C, E, A để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, bé nên ăn thêm một hộp sữa chua mỗi ngày.

Mẹ cũng cần bổ sung cho bé các thực phẩm như trứng thịt nạc, lạc, cá vì chúng nhiều vitamin B6, B12 và kẽm.

Nếu bé không thích sữa mẹ nên lựa chọn nguồn thực phẩm dồi dào canxi (thường là các chế phẩm từ sữa) để đảm bảo khẩu phần canxi cho con như fromage, cá nhỏ ăn cả xương, tôm, cua…

Cho bé ngủ ngon: Giấc ngủ rất quan trọng vì giúp bé tăng sức đề kháng Thời gian ngủ của bé tùy thuộc vào độ tuổi:

- Bé sơ sinh nên ngủ 18 tiếng mỗi ngày.

- 3–11 tháng tuổi nên ngủ 9–12 tiếng ban đêm và khoảng 2–4 tiếng ban ngày.

- 1–3 tuổi nên ngủ khoảng 12–14 tiếng.

- 3-5 tuổi nên ngủ 11–13 tiếng.

- 5–12 tuổi nên ngủ 10–11 tiếng.

Cho bé vận động: Mẹ nên cho bé vận động ngoài trời mỗi ngày để bé khỏe mạnh, chống cúm.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé:  Mẹ nên thường xuyên rửa tay cho bé; không nên cho bé đưa vật bẩn vào miệng; cách ly bé với người ốm, bệnh...

Tiêm phòng cúm cho bé: Hàng năm, mẹ có thể cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên đi tiêm phòng cúm.

Lao màng não dễ nhầm thành cúm

Nhiều mẹ nhầm bé bị cúm, thực ra bé bị lao màng não - bệnh dễ gây tử vong.

Tiến sĩ Lê Thanh Hải (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, đã tiếp nhận bé bị sốt do lao màng não. Nhưng do triệu chứng bệnh dễ gây nhầm với cảm cúm thông thường nên cha mẹ chủ quan, không cho bé đi khám.

Theo tiến sĩ Hải, bé 2-4 tuổi dễ mắc bệnh lao màng não. Giai đoạn đầu, triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm với cảm cúm Ban ngày có thể bé bình thường, nhưng sốt dai dẳng nhiều ngày vào buổi chiều tối hoặc đêm. Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy bé khó chịu, khó tính, ngủ không đẫy giấc chán ăn gầy sút cân và ngủ gật...

Ở giai đoạn sau, bé bị cứng gáy và các cơ chân tay, lưng. Các cơn sốt xảy ra liên tục, bé bị co giật nôn, hoa mắt liệt mặt Khoảng 40% bệnh nhi phát hiện bệnh muộn sẽ tử vong Vì thế, khi bé có các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, khó chịu bất thường thì cần được đưa ngay đến các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật