Điều trị thiếu máu bằng phương pháp nào cho hiệu quả?
Trong khi tuân theo phác đồ điều trị thiếu máu của bác sĩ, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chức năng thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc
Điều trị thiếu máu
Thay đổi chế độ ăn và dùng thực phẩm bổ sung
Tăng lượng sắt nạp vào cơ thể. Nếu dùng viên uống bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ, dần dần bạn sẽ cải thiện được hàm lượng sắt trong cơ thể, từ đó có thể điều trị được bệnh thiếu máu do thiếu sắt Việc dùng thực phẩm bổ sung sắt trong quá trình điều trị thiếu máu có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm đi tiêu phân đen, rối loạn dạ dày ợ nóng và táo bón Nếu bạn chỉ bị thiếu máu nhẹ, có thể bác sĩ chỉ đề nghị bạn ăn thêm các thức ăn giàu sắt. Sau đây là các nguồn dồi dào chất sắt:
Điều trị thiếu máu bằng thực phẩm giàu axit folic, chất chống oxy hóa, sắt
- Thịt đỏ (thịt bò và gan)
- Thịt gia cầm (gà và gà tây)
- Hải sản
- Ngũ cốc và bánh mì bổ sung chất sắt
- Các loại đậu (đậu hạt đậu lăng đậu trắng đậu đỏ và đậu nướng đậu nành đậu răng ngựa)
- Đậu phụ
- Hoa quả khô (mận nho và đào khô)
- rau bina và các loại rau xanh khác
- Nước ép mận
- vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt điều trị thiếu máu hiệu quả do đó bác sĩ thường đề nghị bạn uống một ly nước cam hoặc ăn các thức ăn giàu vitamin C kèm với viên uống bổ sung sắt.
Uống vitamin B12
Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung vitamin B12. Thông thường bác sĩ sẽ kê một liều B12 tiêm hoặc viên uống mỗi tháng một lần. Như vậy bác sĩ có thể theo dõi mức hồng cầu của bạn và quyết định thời gian điều trị. Bạn cũng có thể thu nạp vitamin B12 từ thức ăn thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm:
- Trứng
- Sữa
- Phô mai
- Thịt
- Cá
- Sò
- Thịt gia cầm
- thực phẩm tăng cường vitamin B12 (như sữa đậu nành và bánh kẹp chay)
Bổ sung folate (axít folic)
Bổ sung thêm axit folic cho người thiếu máu bằng bánh mì
A-xít folic là một loại vitamin B khác cần thiết cho sự phát triển tế bào máu. Tình trạng thiếu hụt axít folic có thể gây thiếu máu do đó bác sĩ có thể cho bạn uống thực phẩm bổ sung để điều trị thiếu máu. Nếu bạn có các triệu chứng trung bình hoặc nặng, bác sĩ có thể tiêm folate hoặc cho bạn uống folate trong ít nhất 2-3 tháng. Bạn cũng có thể bổ sung folate qua chế độ ăn.
Các thực phẩm có hàm lượng axít folic cao là:
- Bánh mì, mì, gạo có bổ sung axít folic
- Rau bina và các loại rau lá xanh đậm
- Đậu mắt đen và đậu khô
- gan bò
- Trứng
- Chuối cam nước cam, một số hoa quả và nước quả khác
Hạn chế lượng rượu bia
Chất cồn có thể ngăn cản việc sản sinh các tế bào máu, tạo ra các hồng cầu khiếm khuyết và phá hủy vĩnh viễn các tế bào máu. Thỉnh thoảng uống một ly thì không gây tổn hại lâu dài, nhưng việc thường xuyên uống nhiều có thể gây thiếu máu.
Nếu đã bị thiếu máu bạn nên chú ý hạn chế uống bia rượu vì chất cồn sẽ khiến bệnh nặng hơn
Viện Nghiên cứu Quốc gia về lạm dụng và nghiện rượu khuyến cáo phụ nữ không uống hơn 1 ly mỗi ngày và nam giới không uống hơn 2 ly mỗi ngày ở mức độ "chừng mực".
Điều trị y khoa
- Truyền máu
Nếu bạn bị thiếu máu trầm trọng do một căn bệnh mãn tính bác sĩ có thể đề nghị truyền máu. Bạn sẽ được truyền loại máu thích hợp qua tĩnh mạch Phương pháp này cung cấp cho bạn một lượng lớn hồng cầu ngay tức thì. Thời gian hoàn thành việc truyền máu từ 1 đến 4 tiếng, là cách điều trị thiếu máu phổ biến.
Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu định kỳ.
Điều trị thiếu máu bằng thuốc giảm sắt
- Uống thuốc giảm sắt
Nếu thường xuyên truyền máu, mức sắt trong máu của bạn có thể tăng cao. Mức sắt cao gây tổn hại tim và gan do đó bạn cần giảm lượng sắt trong cơ thể. Bác sĩ có thể tiêm hoặc kê toa thuốc cho bạn.
Nếu bác sĩ kê toa thuốc, bạn cần hòa tan viên thuốc trong nước trước khi uống. Thông thường cần uống mỗi ngày một lần.
- ghép tủy xương
Tủy xương có chứa tế bào gốc tạo ra các tế bào máu mà cơ thể cần. Nếu bạn bị thiếu máu do cơ thể không tạo ra được các tế bào máu hoạt động đúng chức năng (bệnh thiếu máu do suy tủy xương bệnh thalassemia (một dạng rối loạn máu di truyền) hoặc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm), bác sĩ có thể đề nghị điều trị thiếu máu bằng cách ghép tủy xương. Các tế bào gốc sẽ được tiêm vào máu và từ đó sẽ di chuyển đến tủy xương.
Khi các tế bào gốc đến tủy xương và được ghép ở đó, chúng sẽ bắt đầu tạo nên các tế bào máu mới có khả năng chữa bệnh thiếu máu.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:03 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:04 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:09 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:05 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:06 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:05 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023