Loãng xương - Nên phòng bệnh trước khi trở nên quá muộn

Loãng xương được xem như một “sát thủ thầm lặng” vô cùng nguy hiểm. Khi các dấu hiệu của bệnh được nhận thấy thì khối lượng xương bị mất có thể lên tới 30% hoặc tình trạng bệnh đã rất nặng.

Không yên tâm khi gần đây chân tay hay bị tê và cơ thể thường mệt mỏi chị Nga (35 tuổi, Bình Dương) quyết định đi kiểm tra sức khỏe Sau khi được bác sĩ khám và đo mật độ xương chị rất bất ngờ biết mình bị loãng xương cấp độ nhẹ.

Tương tự, chị Liên (38 tuổi, NVVP) thấy sức khỏe thay đổi rõ từ sau khi sinh bé thứ hai. Tuy vậy, vì bận bịu con cái, chị chủ quan bỏ qua. Đến lúc các khớp xương bắt đầu kêu răng rắc khi di chuyển và hay bị chuột rút chị đi khám thì được chẩn đoán bị loãng xương. 

Hậu quả nguy hiểm của loãng xương

Giảm mật độ xương và loãng xương là một bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, âm thầm, không gây đau đớn nên người bệnh không để ý đến. Hầu hết các trường hợp trong các giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài một số dấu hiệu mệt mỏi ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Ngoài đau nhức xương, mệt mỏi thì một số triệu chứng khác như chuột rút cũng thường xuất hiện ở những người loãng xương.

Khi bị bệnh loãng xương không được phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng điều trị không đúng phác đồ thì hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương Khi bị loãng xương nếu có một lực tác động mạnh (ngã, gập chân, trượt chân...) thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay. Loại xương nào cũng có thể bị loãng nhưng những loại thường bị chịu lực tác động nhiều nhất sẽ để lại hậu quả xấu hơn cả. Vì vậy, gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng chiếm tỷ lệ cao nhất trong bệnh lý loãng xương.

Thống kê ở các nước phát triển, có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu. Khoảng 30% bệnh nhân là có thể hoà nhập lại với cuộc sống bình thường nhưng vẫn chỉ ở một mức độ nào đó và lúc nào cũng phải đối mặt với nguy cơ tái gãy xương Do đây là các vị trí quan trọng và nguy hiểm nên khó phục hồi, khả năng tử vong và tàn tật suốt đời rất lớn.

Phòng ngừa và điều trị loãng xương thế nào?

Canxi thiên nhiên: Một trong những nguồn canxi an toàn là canxi từ tảo biển vì cân bằng tự nhiên về chất khoángdinh dưỡng Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng canxi có nguồn gốc từ thực phẩm thực vật sẽ hiệu quả và an toàn hơn cho sức khỏe Với khả năng hấp thu tốt hơn canxi đá truyền thống nên dù tiêu thụ một lượng canxi ít hơn so với uống canxi đá thì hiệu quả mang lại vẫn tương tự. Đồng thời, nạp ít canxi vào cơ thể có nghĩa là giảm được lượng canxi thừa có khả năng bị lắng đọng gây nguy cơ nhồi máu cơ tim  

Vitamin K2 (MK 7) : Trong các dạng của vitamin K vitamin K2 là quan trọng nhất cho sức khỏe của xương vitamin K2 giúp hoạt hóa Osteocalcin – một protein có chức năng mang canxi gắn vào xương. Đây được xem là vitamin “dẫn đường” của canxi, giúp canxi tới đúng nơi cần thiết, qua đó bổ sung canxi vào đúng nơi đang bị thiếu, giúp tăng mật độ canxi trong xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Vitamin D3: còn gọi là cholecanxiferol, kết tinh trong da từ chất 7-dehydrocholesterol vitamin D3 giúp tăng tổng hợp protein Osteocalcin vận chuyển canxi từ thực phẩm qua thành ruột đi vào máu để đến xương (nhưng có vitamin K2 mới kích hoạt được tính năng gắn canxi vào xương của Osteocalcin). Khi có đủ vitamin D3, cơ thể có thể hấp thụ tới 30% lượng canxi từ thực phẩm

Có thể thấy, canxi thiên nhiên, Vitamin K2 và Vitam D3 là 3 hoạt chất hỗ trợ rất tốt trong việc cải thiện mật độ của xương, qua đó phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả, loại trừ các hậu quả khôn lường do loãng xương gây ra.

Người lớn, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 30 muốn phòng bệnh loãng xương tốt nhất là ăn uống đủ chất, đặc biệt là các loại thức ăn giàu canxi protein vitamin D như: tôm, cua, ốc uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi sinh tố D. Nên ăn thêm trái cây rau giá đỗ (chứa nhiều estrogen) vì chúng có khả năng làm thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và làm tăng khoáng chất cho xương. Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật