Suy tim độ 4 - Mức độ suy tim cuối cùng và nặng nhất

Suy tim độ 4 hay còn được gọi với cái tên khác là suy tim giai đoạn cuối. Theo hệ thống phân loại của Hiệp hội tim mạch Mỹ NYHA thì đây là giai đoạn suy tim nặng nhất. Để hiểu hơn về giai đoạn suy tim này bạn hãy theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây.

Các triệu chứng điển hình của suy tim độ 4

Khó thở: Những cơn khó thở thường xảy ra mọi lúc đặc biệt trầm trọng khi nằm Người bệnh suy tim giai đoạn cuối thường gặp phải cơn khó thở kịch phát về đêm có thể phải sử dụng đến bình oxy để duy trì chức năng hô hấp

Đau: Ngoài cơn đau ngực thường gặp do rối loạn nhịp hoặc thiếu máu cơ tim nhiều người bệnh còn có cảm giác đau khắp cơ thể.

Suy tim độ 4 là giai đoạn suy tim nặng nhất

Suy tim độ 4 là giai đoạn suy tim nặng nhất

+ Mệt mỏi: Ngoài nguyên nhân do chức năng tim bị suy giảm mệt mỏi còn có thể do tình trạng nhiễm trùng suy dinh dưỡng tác dụng phụ của thuốc, yếu tố tâm lý... gây ra. Mệt mỏi khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường như đi lại, mặc quần áo... Nhiều người bệnh phải nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường.

+ Phù: Trong giai đoạn cuối, người bệnh bị sưng phù toàn bộ chân, tay, bụng... khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Nguy hiểm hơn là phù phổi

+ Ho: Ở giai này, người bệnh có thể ho ra chất dịch có lẫn máu hoặc bọt có màu hồng.

+ Lú lẫn: Triệu chứng này gây ảnh hưởng tới chức năng của vùng trí nhớ và tư duy gây nhầm lẫn, mất trí nhớ.

+ Trầm cảm: Tâm lý lo lắng, kết hợp với sự tự ti khi cuộc sống phải lệ thuộc vào người khác khiến người bệnh khó tránh khỏi trầm cảm  

Ngoài ra, một số triệu chứng khác như chán ăn mất ngủ táo bón cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh.

Điều trị suy tim độ 4

Điều trị suy tim độ 4 cần chú ý đến chế độ ăn của người bệnh

Điều trị suy tim độ 4 cần chú ý đến chế độ ăn của người bệnh

- Thay đổi lối sống

+ Thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 0 5g muối/ngày.

+ Hạn chế lượng nước uống: Dựa theo lượng nước tiểu trong 24 giờ để uống bù nước.

+ Ăn nhiều trái cây giàu vitaminkali như chuối tiêu cam cà chua cà rốt bơ...

+ Lựa chọn thức ăn lỏng mềm, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (nâng cao đầu) nếu suy tim rất nặng. Nên thường xuyên xoa bóp ở 2 chi dưới giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu và giảm nguy cơ tắc mạch.

- Sử dụng thuốc

Những thuốc điều trị cơ bản bao gồm các thuốc trợ tim (digoxin) thuốc lợi tiểu (furosemide, spironolacton) thuốc giãn mạch nhóm chẹn beta (atenolol, propranolol), ức chế men chuyển (captopril, enalapril)... Ngoài ra, người bệnh suy tim độ 4 còn có thể được chỉ định một số thuốc như:

Thuốc chống trầm cảm là một thuốc giúp điều trị bệnh

Thuốc chống trầm cảm là một thuốc giúp điều trị bệnh

+ Thuốc chống trầm cảm: Thường dùng nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như fluoxetine, sertraline, paroxetin... tránh sử dụng nhóm chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline, nortriptylin) vì có thể gây hạ áp quá mức và rối loạn nhịp tim

+ Thuốc an thần: Như Zopiclone, diamorpine... nhằm cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.

+ Thuốc giảm đau: Các thuốc thường dùng là Paracetamol morphin sulfat (thuốc phiện) nếu người bệnh đau nhiều.

- Phẫu thuật: Tùy từng nguyên nhân cụ thể gây suy tim và thể trạng của người bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật như cấy máy tạo nhịp, sửa chữa van tim thay van, ghép tim...

Trên đây là những thông tin về suy tim giai đoạn cuối - suy tim độ 4 mà bạn nên lưu ý. Nếu gia đình bạn có người mắc phải bệnh này hãy động viên họ, khích lệ để hỗ trợ việc điều trị tốt nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật