Tác dụng phụ của hóa trị ung thư nhất định phải nắm rõ

Phương pháp hóa trị trở thành một mô thức không thể thiếu trong việc điều trị hầu hết các loại ung thư, đặc biệt những ung thư ở giai đoạn lan rộng và giai đoạn di căn.

Khởi đầu là các hóa chất mang tính độc cho tế bào. Ngày nay, chúng được bổ sung bằng thuốc hoóc-môn thuốc miễn dịch thuốc điều trị nhắm trúng đích… nên dù tác động chủ yếu trên tế bào ung thư các chất này cũng làm ảnh hưởng nhất định lên các tế bào lành của cơ thể, gây ra các tác động bất lợi hay còn gọi là tác dụng phụ. Hóa trị có rất nhiều tác dụng phụ nhưng thường gặp nhất trong điều trị là các nhóm sau:

Giảm các dòng tế bào máu ngoại biên

Các thuốc chống ung thư có thể làm chết các tế bào máu ngoại biên: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; một dòng, hai dòng hay cả ba dòng tế bào máu, gây ra những bệnh lý tương ứng sau:

Thiếu máu: thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Trường hợp nặng phải điều trị bằng truyền hồng cầu lắng, nhẹ hơn có thể dùng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu (epoetin alfa, bêta, darbepoetin alfa), sulfate sắt uống. Sử dụng thuốc pemetrexed phải dùng kèm với vitamin B và acid folic. Cần duy trì Hb của bệnh nhân ở mức 10 - 12g/dl.

Giảm bạch cầu, đặc biệt là giảm bạch cầu hạt: làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng nặng, nguy hiểm tính mạng.

Giảm bạch cầu hạt độ IV (Neutrophile dưới 500/mm3) kèm sốt: một cấp cứu nội khoa cần nhập viện, cách ly bảo vệ, sử dụng kháng sinh mạnh, phổ rộng truyền TM như nhóm carbapenem (imipenem, meropenem), piperacillin-tazobactam, cefepime. Ngoài ra, cần dùng thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu (filgrastim) cùng các biện pháp hỗ trợ khác giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng giảm bạch cầu hạt nguy hiểm (dưới 1.000/mm3). Các thuốc thường gây giảm bạch cầu hạt: nhóm taxane (docetaxel, phác đồ TAC), cytarabine topotecan

Phòng ngừa: nếu bệnh nhân được chỉ định các thuốc thường gây giảm bạch cầu hạt nói trên, bác sĩ cần đặc biệt chú ý. Sau mỗi đợt hóa trị, phải kiểm tra máu trong khoảng thời gian 10 - 14 ngày để xác định mức độ giảm bạch cầu. Nhắc nhở bệnh nhân tái khám ngay khi có sốt trên 38,5oC hay lạnh run hoặc thấy khó chịu khác thường. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, nên cân nhắc sử dụng thêm filgrastim hoặc giảm liều, đổi thuốc hay phác đồ khác cho bệnh nhân.

Giảm tiểu cầu: cũng thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị.

Buồn nôn và nôn ói

Các thuốc thường gặp gây nôn ói cao: (carmustin, cisplatin, cyclophosphamide > 1500 mg/m2); trung bình (doxorubicin, epirubicin oxaliplatin ifosfamide).

Vấn đề quan trọng là cần phòng ngừa trước khi xảy ra nôn vì khi đã nôn rồi thì khó kiểm soát triệu chứng.

Phòng ngừa: sử dụng trước, trong và sau hóa trị với các thuốc kháng receptor serotonin 5HT3 như nhóm setron (ondansetron, granisetron, palonosetron), benzamide (metoclopramide), corticosteroid (dexamethasone)…

Suy nhược, mệt mỏi

Rất thường gặp sau khi truyền thuốc hóa trị ung thư Có thể làm bệnh nhân suy nhược khó thở chán ăn hạn chế hoạt động thể lực Ở những bệnh nhân trước đó có phẫu thuật hay xạ trị, tình trạng này có thể nặng hơn.

Thường liên quan đến các tình trạng thực thể của bệnh nhân như thiếu máu nhiễm trùng trầm cảmđau đớn. Nên xác định có các tình trạng này hay không? Nếu có, cần điều trị thích hợp.

Rụng tóc

Cơ chế tác động của các loại thuốc chống ung thư là gây hại cho các tế bàokhả năng sinh sản tăng trưởng nhanh (đặc trưng của tế bào ung thư). Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào có độ tăng trưởng tương đối nhanh của cơ thể, đó là tế bào biểu bì và phần phụ của da như nang lông, móng... làm rụng tóc (thường gặp nhất), rụng lông ở các phần khác nhau của cơ thể.

Rụng tóc rất ảnh hưởng về mặt tâm lý, nhất là đối với bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, tác dụng phụ này có thể hồi phục sau khi kết thúc việc hóa trị. Việc tư vấn và trấn an cho bệnh nhân về tác dụng phụ này là cần thiết để bệnh nhân an tâm điều trị.

Các thuốc chống ung thư thường gây rụng tóc: cyclophosphamide docetaxel doxorubicin, epirubicin...

Viêm niêm mạc miệng

Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân kết hợp điều trị hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư đầu, mặt, cổ hoặc do các thuốc như methotrexate, capecitabin, 5-fluorouracil, cisplatin, carboplatin...

Biểu hiện có thể từ nhẹ đến nặng, làm bệnh nhân đau đớn hạn chế ăn uống

Điều trị: kết hợp điều trị giảm đau giữ vệ sinh răng miệng, không để khô miệng sử dụng thuốc kháng nấm (mycostatin, fluconazole), thuốc chống virút Herpes...

Độc tính thần kinh ngoại biên

Cảm giác từ nhẹ đến nặng gồm tê, bị châm chích, tê mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể lan đến phần còn lại của các chi.

Thường gặp khi điều trị với các thuốc thuộc nhóm Vinca alkaloids (vincristine, vinblastine, vinorelbine), muối platin (cisplatin, carboplatin, oxaliplatin), nhóm taxane (paclitaxel, docetaxel). Oxaliplatin còn gây ra cảm giác đau tê, đặc biệt khi tiếp xúc với đồ vật lạnh, tình trạng này gặp trên 90% số bệnh nhân.

Hiện nay, chưa có thuốc nào được chứng minh làm giảm tác dụng phụ này. Vì vậy, nếu tác dụng phụ trở nên nặng, bệnh nhân không chấp nhận được, cần cân nhắc việc giảm liều hoặc đổi sang thuốc khác.

Độc tính trên tim

Nhóm fluoropyrimidine, nhóm anthracycline, trastuzumab.

Phòng ngừa: nếu có chỉ định sử dụng các thuốc này, cần hỏi kỹ tiền sử bệnh tim mạch, khám lâm sàng tim mạch, làm siêu âm tim trước điều trị cũng như theo dõi sát chức năng tim mạch trong quá trình điều trị. Trường hợp xảy ra biến cố tim mạch, tùy mức độ mà cân nhắc việc giảm liều, tạm ngưng hoặc ngưng hẳn các thuốc trên.

Bệnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngoài các mô thức điều trị ung thư truyền thống (phẫu trị xạ trị hóa trị), các nhà khoa học vẫn đang đi sâu tìm kiếm, nghiên cứu các phương thức mới điều trị ung thư hiệu quả hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật