Viêm họng xung huyết là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Viêm họng xung huyết là gì?

Viêm họng xung huyết là cách gọi khác của căn bệnh viêm họng cấp. Nguyên nhân gây ra viêm họng xung huyết là do vi khuẩn virus tấn công viêm họng xung huyết là căn bệnh về tai-mũi-họng nguy hiểm cần nhanh chóng chữa trị ngay sẽ dẫn đến viêm họng xung huyết mãn tính và khó điều trị 

Viêm họng xung huyết là bệnh viêm họng cấp

Viêm họng xung huyết là bệnh viêm họng cấp

Biểu hiện của viêm họng xung huyết

 - Cảm giác nóng rát thường xuyên nơi cổ họng vướng víu khó nuốt đau rát vòm họng ho không có đờm nhưng có dịch nhầy kèm theo.

 - Người bị viêm họng xung huyết thường sốt, ớn lạnh, thường là sốt cao.

 - chảy máu mũi ngạt mũi khó thở nhức đầu là các biểu hiện thường thấy ở người bị viêm họng xung huyết.

 - Nếu đi khám sẽ thấy niêm mạc họng tấy đỏ, màn hầu, trụ sau và trụ trước bị phù nề hạch dưới hàm bị sưng tấy rất đau.

 - xét nghiệm máu sẽ thấy kết quả bạch cầu trong máu tăng cao chỉ số C Reaction protein dương tính.

Nguyên nhân của viêm họng xung huyết do vi khuẩn, virus gây ra

Nguyên nhân của viêm họng xung huyết do vi khuẩn, virus gây ra

Nguyên nhân gây ra viêm họng xung huyết 

 - Các vi sinh vật vi khuẩn virus tấn công gây viêm họng cấp và xung huyết vòm họng.

 - Thường xuyên ăn các món quá cay nóng, chất kích thích, đồ ăn lạnh, thức ăn nhiều dầu mơ làm kích thích viêm cổ họng.

 - dị ứng hóa chất không khí, bụi bẩn... cũng là một trong các nguyên nhân quan trọng gây viêm họng xung huyết.

 - Thời tiết thất thường, hanh khô, chênh lệch múi giờ, chênh lệch nhiệt độ khiến cổ họng dễ bị vi khuẩn tấn công.

 - Một số căn bệnh làm ảnh hưởng đến vòm họng như viêm xoang, viêm phế quản viêm thanh quản khí quản...

 - hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể mắc các bệnh tiểu đường xương khớp dị ứng cơ địa làm tuần hoàn máu suy giảm, gây ra bệnh viêm họng xung huyết.

 - Tâm trạng căng thẳng, suy nhược, mệt mỏi sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công cơ thể.

Điều trị bệnh

1. Uống thuốc và nghỉ ngơi

Uống thuốc hạ sốt giảm đau: Loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là Paracetamol Người bệnh cần uống thuốc và nghỉ ngơi cho mau khỏi bệnh. Lưu ý là không được dùng sữa trà hay nước ngọt để uống thuốc tốt nhất là uống thuốc bằng nước lọc.

2. Vệ sinh cổ họng

Viêm họng sung huyết sẽ làm cổ họng đau khó chịu. Súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giảm tình trạng này, làm cổ họng thông thoáng dễ chịu hơn.

Có thể thay nước muối sinh lý súc miệng bằng nước chanh loãng hoặc nước hạt thì là

Vệ sinh cổ họng bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh cổ họng bằng nước muối sinh lý

3. Ăn uống đủ dinh dưỡng

Người bệnh nên ăn các món giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây ngũ cốc cá biển... được chế biến mềm, loãng, nhạt. Tránh chất kích thích thức ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo nước ngọt...

4. Đến bệnh viện khi cần thiết

Nếu thực hiện tốt các yêu cầu này mà 3 - 4 ngày vẫn thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Tình trạng bệnh cần được chuẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý để bệnh mau khỏi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật