Virut cự bào gây bệnh cho người, bạn chớ nên xem thường

Một trong 8 loại virut herpes gây bệnh trên người đã được xác định là virut cự bào - Cytomegalovirus (CMV) typ 5. Hầu hết bệnh nhân nhiễm virut cự bào không có triệu chứng với virut tồn tại tiềm tàng trong cơ thể. Người ta có thể phân lập được virut lên tới 25% ở tuyến nước bọt, 10% ở cổ tử cung và 10% ở nước tiểu trẻ sơ sinh, nhưng virut tiềm ẩn ở tế bào nào thì chưa biết. Bệnh nặng chủ yếu gặp ở những người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân AIDS và những người được ghép cơ quan.

Virut cự bào gây ra nhiều hội chứng và triệu chứng khá đa dạng  cho các đối tượng: trẻ chu sinh, người bình thường và những người bị suy giảm miễn dịch với tổn thương ở nhiều cơ quan như gan lách dạ dày ruột, phổi, thần kinh.

Các thể bệnh thường gặp

Có 3 hội chứng được biết trên lâm sàng, đó là:

- Hội chứng vàng da và bệnh vùi ở trẻ chu sinh

Trẻ bị hội chứng vàng da sơ sinh ganlách to giảm tiểu cầu Tổn thương canxi hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vùng quanh não thất. Trẻ bị chậm phát triển tâm thần mất khả năng vận động và bị xuất huyết Bệnh mắc phải khi mới sinh, thường không biểu hiện triệu chứng, những khiếm khuyết thần kinh ở trẻ xuất hiện muộn.

- Nhiễm virut cự bào cấp tính

Hội chứng này có biểu hiện đặc trưng gồm các triệu chứng: sốt mệt mỏi đau cơ đau khớp nhưng không có viêm họng và các triệu chứng của đường hô hấp khác. Xét nghiệm thấy tế bào lympho bất thường, thay đổi về chức năng gan, không có kháng thể kháng bạch cầu trung tính Virut có thể lây truyền qua đường tình dục do truyền máu, qua giọt nước bọt hoặc sữa Ở các đối tượng lây truyền qua đường tình dục tỷ lệ huyết thanh dương tính tăng theo lứa tuổi và số lượng bạn tình; kháng thể được phát hiện ở trong huyết thanh của hầu hết những nam giới đồng tính

- Bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch

Hầu hết những bệnh nhân ghép tủy xương hay ghép tổ chức như thận, da... có nguy cơ bị bệnh cao trong khoảng thời gian 100 ngày sau khi ghép dị thân. Những người nhiễm HIV cũng có nhiều triệu chứng. Bản thân virut cự bào đã gây ra ức chế miễn dịch vì thế làm cho bệnh nhân bị viêm phổi do P.carinii càng nặng hơn.

Viêm võng mạc do virut cự bào hầu hết gặp ở bệnh nhân bị AIDS, có suy giảm miễn dịch nặng. Những tổn thương tăng sinh và tăng mạch máu tân tạo giúp cho chẩn đoán.

Tổn thương nặng đường tiêu hóa gặp ở các đối tượng: bệnh nhân AIDS, dùng steroid người sau ghép tạng, bệnh nhân dùng  hóa trị liệu trong ung thư Nếu viêm thực quản thì bệnh nhân có biểu hiện bằng nuốt đau Tổn thương ở ruột non có triệu chứng giống như viêm ruột hay biểu hiện như loét hoặc thủng ruột. Trường hợp viêm đại tràng gây đại tiện lỏng, đi tiêu ra máu đau bụng sốt và sụt cân. Virut cự bào hay phối hợp gây bệnh cùng với các tác nhân khác gây bệnh đường mật ở 15% bệnh nhân bị AIDS. Người ta chẩn đoán bệnh dựa vào sinh thiết niêm mạc thấy tổn thương đặc trưng là những thể vùi trong nhân và trong bào tương.

Tổn thương phổi gặp ở bệnh nhân AIDS có suy giảm miễn dịch nặng và gặp khoảng 15% số bệnh nhân ghép tủy xương trong đó tỷ lệ tử vong là 80- 90%.

Bệnh đa rễ thần kinh và viêm não ít gặp.

Triệu chứng xét nghiệm

Thường kết quả phân lập virut kết hợp với tổn thương mô bệnh học có giá trị nhất cho chẩn đoán nhiễm virut cự bào. Khi phát hiện kháng nguyên bằng công nghệ virut (như kỹ thuật PCR) thường kèm theo bệnh cảnh lâm sàng và mô bệnh học nhiễm CMV.

Điều trị

Người ta hay dùng một hay phối hợp ba loại thuốc kháng virut có tác dụng điều trị nhiễm CMV là ganciclovir, liều 5 mg/kg tiêm tĩnh mạch cứ 2 giờ/lần trong 14- 21 ngày; foscarnet, liều 20mg/kg tiêm tĩnh mạch, sau đó 60mg/kg tiêm tĩnh mạch cứ 8 giờ/lần, trong vài tuần và cidofovir, tiêm tĩnh mạch 5mg/kg mỗi tuần, trong 2 tuần.

Liều duy trì hàng ngày, có thể dùng phối hợp 2 loại thuốc: ganciclovir (3,75mg/kg truyền tĩnh mạch) và foscarnet (60mg/kg truyền tĩnh mạch), với mỗi loại thuốc dùng kéo dài trong một giờ cho thấy có tác dụng ức chế sự nhân lên của CMV mà vẫn an toàn. Cũng có thể dùng cidofovir với liều 375mg tiêm tĩnh mạch cứ 2 tuần/lần để duy trì. Trường hợp dùng thuốc uống, chẳng hạn ganciclovir liều 1g x 3 lần/ngày để duy trì nhưng rất đắt tiền. Điểm chú ý là liều lượng các thuốc cần thay đổi phù hợp với chức năng thận của bệnh nhân. Người ta còn dùng ganciclovir cấy vào cơ thể giải phóng dần giúp kiểm soát được bệnh ở người ghép mắt (không dùng đối với ghép tổ chức khác) có tác dụng hơn so với ganciclovir đường tĩnh mạch

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật